Những yếu tố giúp trẻ nắm vững ngôn ngữ

Ngôn ngữ là hệ thống các kí hiệu do loài người sáng tạo ra với mục đích truyền đạt thông tin. Việc nắm được ngôn ngữ là chìa khóa cho những khả năng vô tận của loài người. Nắm vững ngôn ngữ là rất khó. Nhưng quá trình nắm vững ngôn ngữ ở trẻ em dường như là quá trình tự nhiên. Có nhiều quan điểm giải thích cho quá trình nắm vững ngôn ngữ ở trẻ, từ lúc mới khóc, rồi bập bẹ, cho đến khi thành thạo tiếng mẹ đẻ. Sau đây chúng ta hãy cùng  tìm hiểu khái quát một số yếu tố giúp trẻ nắm vững hệ thống ký hiệu phức tạp này:

Yếu tố giúp trẻ nắm vững ngôn ngữ đầu tiênđó chính là bắt chước

Bắt chước đóng vai trò quan trọng trong việc học và nắm vững ngôn ngữ, nhất là trong các giai đoạn đầu của sự phát triển. Trẻ học được các từ đầu tiên là nhờ có bộ máy thính giác phát triển và hành vi bắt chước của trẻ. Quả thật là phần lớn các từ mà trẻ biết đều là do trẻ bắt chước học theo. Trẻ không thể tự mình nghĩ ra từ và biết được nghĩa của từ. Tất cả là nhờ giao tiếp và giải thích của mọi người xung quanh.

vtre-bat-chuoc-hanh-dong-va-loi-noi
tre-bat-chuoc-hanh-dong-va-loi-noi

Tuy nhiên, bên cạnh việc trẻ hay bắt trước người khác, thỉnh thoảng trẻ vẫn tự nghĩ ra các dạng câu của riêng mình, khác với cách mọi người vẫn nói thông thường. Chắc chắn trẻ không thể nghe thấy ở đâu đó câu: “cái dép ngủ” hay “cái mồm gà”, “mồm gà là cái mỏ gà”. Và trẻ vẫn tiếp tục dùng các cấu trúc lời nói mà trẻ nghĩ ra.

Đây là một trong những yếu tố khiến các nhà khoa học cho rằng ngôn ngữ của trẻ có được không chỉ nhờ bắt chước hay củng cố. Mà còn nhờ cấu trúc ngôn ngữ bẩm sinh. Vì vậy, nó giúp mỗi đứa trẻ có thể tạo ra cấu trúc ngôn ngữ của mình.

Yếu tố thứ hai là củng cố

Hoạt động củng cố không chỉ là một khâu quan trọng trong quá trình học nói chung, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc nắm vững ngôn ngữ của trẻ. Việc người lớn cười, âu yếm, khen ngợi sẽ khích lệ trẻ lặp lại các từ, các câu.

cung-co-ngon-ngu-cho-tre
cung-co-ngon-ngu-cho-tre

Ví dụ, nếu như trẻ gọi “mẹ” và mẹ đáp lại tiếng gọi của trẻ hoặc khi trẻ nói “ bánh” và mẹ cho trẻ bánh thì trẻ sẽ tiếp tục sử dụng các từ này. Vì vậy, người lớn cần chú ý đến nhu cầu của trẻ. Cố gắng hiểu những câu nói còn chưa đầy đủ của trẻ để đáp lại một cách hợp lý. Điều này góp phần củng cố quá trình học ngôn ngữ của trẻ.

Tuy nhiên việc trẻ nắm vững cú pháp câu không phải là chỉ do hoạt động củng cố hay chỉ do hoạt động bắt chước. Phần lớn các từ mà trẻ phát âm lần đầu là các từ mới, chưa bao giờ được củng cố. Kết quả của các nghiên cứu còn cho thấy rằng các bậc cha mẹ ít khi  tập cho trẻ chú ý đến phát âm và ngữ pháp. Vậy mà cuối cùng trẻ vẫn nắm vững tất cả các cấu trúc câu đó.

Một yếu tố nữa vô cùng quan trọng là cấu trúc ngôn ngữ bẩm sinh

Nhà ngôn ngữ học nổi tiếng Chomsky đã từng làm cả giới khoa học phải suy nghĩ khi khẳng định rằng: Con người từ khi sinh ra đã có cấu trúc đặc biệt cho việc học ngôn ngữ. Cấu trúc này cho phép trẻ xử lý những thông tin ngôn ngữ nghe được, trên cơ sở đó tự mình tìm ra các quy tắc ngữ pháp rồi tạo ra ngôn ngữ riêng của mình. Nói cách khác, khi trẻ nghe lời nói của mọi người, trẻ đã vô tình dựa theo các quy tắc ngữ pháp rồi tạo ra ngôn ngữ riêng của mình.

Theo Chomsky, ngay từ đầu con người đã có khả năng đối với việc học ngôn ngữ và trẻ học ngôn ngữ một cách tích cực, mặc dù không phải lúc nào trẻ cũng có ý thức về điều đó. Các hiện tượng chứng minh cho sự tồn tại của cấu trúc ngôn ngữ bẩm sinh của con người là những trẻ em bị điếc không khác gì mấy so với tiếng bập bẹ của những đứa trẻ không bị điếc.

Minh chứng tiếp theo là người ta đều tìm thấy các quy luật chung của sự phát triển ngôn ngữ ở tất cả trẻ em trên thế giới bất kể tiếng mẹ đẻ của các em là ngôn ngữ nào. Đó là tính liên tục của sự phát triển ngôn ngữ từ khi trẻ biết bập bẹ. Sau đó là lần đầu biết phát âm các từ và tiếp đến là sự hình thành lời nói thông báo.

Tuy vậy, nhiều người vẫn nghi ngờ quan điểm của Chomsky vì cho đến nay các chuyên giab và các nhà thần kinh học vẫn chưa phát hiện thấy sự tồn tại rõ rệt nào của cấu trúc ngôn ngữ bẩm sinh. Liệu có trẻ phải nắm vững được ngôn ngữ vì tồn tại cấu trúc ngôn ngữ bẩm sinh hay không? Câu hỏi này cho đến nay vẫn còn gây tranh cãi.

Yếu tố cuối cùng là sự phát triển nhận thức

Sự phát triển nhận thức của trẻ được coi là yếu tố quan trọng nhất trong việc nắm vững ngôn ngữ, hình thành các khái niệm và các mối quan hệ ở trẻ.

Một hiện thượng chứng minh cho tính đứng dắn của quan điểm này là: các cấu trúc ngữ pháp cơ bản chưa hình thành ở giai đoạn đầu của sự phát triển ngôn ngữ mà về sau mới dần hình thành. Trên cơ sở đó các nhà lý luận nổi tiếng theo quan điểm nhận thức đã đưa ra kết luận rằng việc học các cấu trúc ngữ pháp cơ bản phụ thuộc vào sự phát triển nhận thức ở trẻ (Bloom, 1998). Như vậy là trẻ không thể học được bất cứ cấu trúc lời nói nào trước khi trẻ học cách xây dựng các khái niệm từ cấu trúc lời nói đó.

Trẻ từ 1 đến 4 tuổi rưỡi thường tự mình xây dựng ngữ pháp riêng, và dần làm cho ngữ pháp của mình giống với ngữ pháp lời nói ở người lớn nhờ bắt chước và hướng dẫn của người lớn.

Có nhiều cách so sánh đối chiếu giữa sự phát triển nhận thức và sự phát triển ngôn ngữ. chính vào lúc trẻ nhận biết được  tính ổn định của sự vật, hiện tượng và bắt đầu thích chơi trò chơi giấu đồ vật, thì trong ngôn ngữ của trẻ quá trình nhận thức được phản ánh ở các từ “xem”, “nữa”, “tạm biệt”. Sự xuất hiện và biến mất , sự lẩn trốn và tìm ra là những hành động được phản ánh trong chính ngôn ngữ tích cực ở trẻ. Một thời gian sau trẻ bắt đầu bị cuốn hút bởi câu hỏi chỉ sở hữu: đồ vật này của ai? Và điều đó được phản ánh trong chính ngôn ngữ ở trẻ. Chính vào lúc đó trẻ nắm được các bình diện cú pháp để truyền đạt cách chỉ sở hữu: “giường của búp bê”, “của con”, “của mẹ” hay là “của bố”.

Có thể nói sự phát triển ngôn ngữ và nhận thức có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau. Đặc biệt việc cha mẹ nắm được các yếu tố trên sẽ góp phần quan trọng cho việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ một cách tốt nhất.

Với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn tâm lý và nghiên cứu chuyên sâu. Chúng tôi tự hào là Trung tâm tư vấn và trị liệu đứng đầu về uy tín, chất lượng tại Hà Nội. Khi con bạn gặp bất cứ khó khăn nào về tâm lý, vui lòng liên hệ:

Công ty CP Phát triển Giáo dục Tâm lý Á Châu

Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng Khoa học tâm lý-giáo dục Á Châu

Số 12B-TT10, ngõ 24 đường Nguyễn Khuyến – Văn Quán – Hà Đông – Hà Nội

Hotline: 0912 986 793

Website:tamlyachau.vn  Mail: tamlyachau@gmail.com

Nguồn: tamlyachau.vn

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here