Kỹ thuật giữ bình tĩnh cho trẻ (phần 1)

Làm gì khi trẻ không bình tĩnh? Đây hẳn là câu hỏi lớn của nhiều bậc phụ huynh khi con khóc ăn vạ, cáu gắt, hờn dỗi… Thông thường những lúc trẻ có những hành vi tương tự người lớn thường có một tâm lý chung sẽ quát nạt hoặc đe dọa trẻ. Điều này không những không làm cho trẻ bình tĩnh hơn mà ngược lại trẻ thường có hành vi chống đối. Dưới đây là những kỹ thuật giữ bình tĩnh cho trẻ mà cha mẹ nên biết.

1. Truyền đạt rõ ràng những gì trẻ cần làm

Diễn đạt bằng hình ảnh những gì trẻ cần làm để trấn tĩnh lại hoặc chấm dứt hành vi không phù hợp. Sử dụng tranh ảnh, điệu bộ cử chỉ hoặc những hỗ trợ hình hảnh khác để biết phải làm gì. Để làm được điều này cần

truyen-dat-ro-rang-nhung-thong-tin-can-truyen-dat
  • Cố gắng thu hút trẻ vào một hành vi “trung hòa”. Hành vi trung hòa được thiết kế để những hành vi tiêu cực và giúp trẻ lấy lại kiểm soát. Nếu trẻ tập trung vào hành vi trung hòa, trẻ sẽ không thể tiếp tục hành vi tiêu cực nữa hoặc ít nhất hành vi đó sẽ được điều chỉnh ở mức độ nào đó.
  • Diễn đạt rõ ràng việc trẻ cần phải làm. Truyền đạt một yêu cầu để thu hút trẻ vào một hoạt động đang xảy ra khi hành vi phát sinh. Hãy đảm bảo rằng, bạn sử dụng hình ảnh để hỗ trợ các mệnh lệnh.

2. Nói ít

Hạn chế sử dụng ngôn ngữ. Đưa ra một vài chỉ dẫn bằng lời đi kèm với hình ảnh hỗ trợ, và sau đó thì yên lặng. Vì sao lại cần làm như vậy? Bởi:

Khi trẻ đang gặp khó khăn, bạn có xu hướng nói nhiều hơn, giải thích hoặc đưa ra chỉ dẫn. Nếu trẻ đang mất kiểm soát, sự tấn công dồn dập của ngôn ngữ nói sẽ làm gia tăng hành vi của chúng. Những trẻ vốn đã nhạy cảm với âm thanh sẽ trở nên đặc biệt mẫn cảm trong tâm trạng bức bối.

Thông thường, việc bạn hạn chế ngôn ngữ tỏ ra hiệu quả nhất. Một số ít trẻ phục hồi tốt hơn và nhanh hơn nếu người xung quanh hoàn toàn không sử dụng lời nói mà chỉ sử dụng phương thức giao tiếp bằng hình ảnh.

3. Sử dụng chính bạn như một công cụ hình ảnh

Việc sử dụng ngôn ngữ cơ thể, tư thế đứng, vị trí và nét mặt sẽ thể hiện một cách sống động những gì bạn muốn trẻ làm.

Sử dụng ngôn ngữ cơ thể để yêu cầu trẻ làm gì

Hãy nhìn bằng ánh mắt mong đợi phản ứng từ trẻ. Nhìn như là bạn đã sẵn sàng. Giơ tay ra. Chỉ vào hành động bạn muốn trẻ làm. Giữ đồ vật trẻ đang tranh giành. Hãy thể hiện sự hy vọng khi chờ đợi.

Sử dụng ngôn ngữ cơ thể để yêu cầu trẻ không làm gì

Đẩy vậy không muốn ra xa, khoanh tay và lắc đầu, hoặc sử dụng những điệu bộ, cử chỉ khác để diễn đạt ý muốn của bạn.

Sử dụng ngôn ngữ cơ thể để ngăn chặn điều gì đó

Hãy chọn cho mình vị trí để có thể ngăn cản được tình huống nào đó xảy ra. Đứng giữa trẻ và đồ vật, đứng chắn ở cửa hoặc ngồi ở vị trí có thể dồn trẻ vào một khu vực đặc biệt. Tránh quay lưng lại phía trẻ.

4. Đợi

cho-doi-tre
cho-doi-tre

Một khi bạn đã truyền đạt  được điều bạn muốn trẻ làm, hãy chờ đợi. Khi mọi thứ đang diễn ra suôn sẻ, trẻ thường cần một khoảng thời gian “đợi” giữa những tương tác trong giao tiếp.

Trong những thời điểm trẻ đang căng thẳng, thời gian chở đợi có thể lâu hơn. Hãy chờ đợi một cách đầy hy vọng. Tiếp tục thể hiện rằng trẻ cần làm việc được yêu cầu. Hình ảnh hỗ trợ vẫn sẽ tiếp tục được truyền tải thông tin ngay cả khi bạn không nói.

5. Chú ý giao tiếp mắt

Trẻ có thể đặc biệt quan tâm đến sự chú ý của bạn hoặc của người khác đối với hành vi của mình. Đôi khi, việc nhìn vào trẻ sẽ có tác dụng duy trì hành động của chúng. Nếu có sự chú ý đến trẻ là một phần nguyên nhân gây ra vấn đề, hãy thay đổi. Thử nhìn đi chỗ khác, tránh giao tiếp mắt, thay đổi chiều, hướng của cơ thể hoặc đi ra xa. Điều này không có nghĩa là hoàn toàn bỏ mặc trẻ hoặc không quan sát chúng nữa. Bạn vẫn phải duy trì ở trong phạm vi tầm nhìn và khoảng cách hợp lý đủ để đảm bảo an toàn cho trẻ. Hãy lưu ý rằng, việc điều chỉnh sự hiện diện của bạn có thể giúp ích cho tình huống.

Đặc biệt hơn với trẻ tự kỷ thường khó giữ bình tĩnh vì nhiều lí do khác nhau. Đôi khi do trẻ không thể thích ứng với những thay đổi về thói quen, hoặc trẻ bị quá tải bởi những tình huống mới. Những điều này dẫn đến những cơn giận dữ thường xuyên và các hành vi tự kích thích. Điều quan trọng là cha mẹ phải hiểu được nguyên nhân sâu xa của những hành vi này để có thể hỗ trợ trẻ bình tĩnh để giải quyết với các tình huống khác nhau

Với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn tâm lý và nghiên cứu chuyên sâu. Chúng tôi tự hào là Trung tâm tư vấn và trị liệu đứng đầu về uy tín, chất lượng tại Hà Nội. Khi con bạn gặp bất cứ khó khăn nào về tâm lý, vui lòng liên hệ:

Công ty CP Phát triển Giáo dục Tâm lý Á Châu

Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng Khoa học tâm lý-giáo dục Á Châu

Số 12B-TT10, ngõ 24 đường Nguyễn Khuyến – Văn Quán – Hà Đông – Hà Nội

Hotline: 0912 986 793

Website:tamlyachau.vn  Mail: tamlyachau@gmail.com

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here