Bắt đầu bước sang tuổi 18 các chàng trai cô gái sẽ phải đối mặt với nhiều thử thách mới. Và việc tự xác định ở tuổi thanh niên là vô cùng quan trọng. Đây là một giai đoạn độc lập, mà có nhiều sự đòi hỏi của xã hội về trình độ cũng như tay nghề của người lao động. Và điều đó ngày càng trở nên cao hơn và phức tạp hơn.
Đây cũng là giai đoạn cuối cùng của tự xác định ban thân và là giai đoạn đầu của sự phát triển nghề nghiệp tương lai. Để hiểu rõ hơn về những thay đổi và khái niệm tự xác định ở tuổi thanh niên như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu một cách kỹ càng nhé!
Khái niệm tự xác định ở tuổi thanh niên
Có thể nói “tự xác định” là cấu trúc tâm lý quan trọng của tuổi thanh niên. Tự xác định bao gồm ý thức về bản thân như một thành viên của xã hội và sự xác định vị trí của mình trong xã hội đó.
Tự xác định xuất hiện trên cơ sở nào?
Tự xác định xuất hiện trên cơ sở của sự phát triển đến mức độ cao của tự ý thức.
Thanh niên không chỉ ý thức về các phẩm chất và năng lực của bản thân một cách đơn thuần như tuổi thiếu niên, mà còn ý thức bản thân với tư cách là một thành viên của xã hội: Tôi là ai, sẽ làm gì, có những mục tiêu nào, có ước mơ gì, có lập trường như thế nào trước những lời khuyên của cha mẹ, bạn bè, thầy cô,…
khả năng đối chiếu quá khứ, hiện tại và tương lai
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, cấu trúc tự xác định có liên quan tới khả năng đối chiếu quá khứ, hiện tại và tương lai. Cảm giác nối tiếc không thể quay ngược thời gian thường hay đi liền với cảm giác sợ thời gian trôi nhanh quá. Những chàng trai cố gái lúc thì thấy mình rất trẻ con, lúc thì ngược lại, thấy mình rất già từng trải. Chỉ mãi sau này họ mới dần dần có được mối liên hệ tương đối cân bằng giữa bản thân như một đứa trẻ con trong quá khứ với hình ảnh bản thân như một người bắt đầu trưởng thành trong tương lai.
Sự phát triển nhân cách
Chính khả năng ý thức được mối liên hệ giữa quá khứ, hiện tai và tương lai là điều quan trọng đối với sự phát triển nhân cách. Những thanh niên tích cực vươn tới tương lai một cách có ý thức, có kế hoạch thường là những người cảm thấy hài lòng về những gì đã diễn ra trong quá khứ và hiện tại. Họ muốn bứt phá, vươn tới tương lai không phải vì muốn chạy trốn hiện tại, mà là vì tin rằng phiá trước còn nhiều điều tốt đẹp hơn.
Tự xác định ở tuổi thanh niên phương Tây
Việc tự xác định bản thân, tự xác định đường hướng tương lai ở thanh niên các nước phương Tây được hình thành rõ rêt. Bước vào tuổi thanh niên, các chàng trai cô gái thường chuẩn bị ráo riết cho cuộc sống tự lập của mình, họ có xu hướng muốn được giao tiếp với những người lớn tuổi, đã có kinh nghiệm trong cuộc sống để giúp họ định hướng những vấn đề gắn liền với cuộc sống tương lai. Việc người thanh niên bắt đầu cuộc sống tự lập của mình vào khoảng 18 tuổi đã trở thành chuẩn mực ở nhiều xã hội. Cả gia đình, xã hội và bản thân thanh niên đều tích cực chuẩn bị cho điều đó.
Ở Việt Nam
Ở nước ta (và nhiều nước khác), đa số thanh niên 18-24 tuổi vẫn sống phụ thuộc vào cha mẹ. Họ không vội vã rời khỏi ngôi nhà của cha mẹ và thường không biết đi đâu nếu rời khỏi ngôi nhà đó. Xã hội chưa có điều kiện thuận lợi để khuyến khích, thúc đẩy thanh niên sống và lao động một cách tự lập và lành mạnh. Điều này hạn chế khả năng hoạt động độc lập, sáng tạo và sự năng động, vốn là nét đặc trưng của tuổi thanh niên.
Việc tự xác định bản thân của thanh niên trở nên cấp bách hơn rất nhiều so với trẻ em lứa tuổi thiếu niên. Đa số thanh niên thực sự cảm thấy khó khăn trên con đường tìm kiếm bản thân mình. Họ trăn trở, phân vân, suy ngẫm về bản thân, về ý nghĩa cuộc sống, về vị trí của mình trong thế giới. Tự xác định của thanh niên biểu hiện rõ nét thông qua tự đánh giá và lựa chọn đường hướng tương lai của họ.
Tự đánh giá
Đứng trước ngưỡng cửa cuộc sống của người trường thành, thanh niên thường cảm thấy háo hức và lo âu trước những nhiệm vụ và mục tiêu lớn lao phía trước. Nếu không có đủ tự tin, không chấp nhận bản thân thì khó có thể mạnh mẽ tiến lên trên bước đường tương lai của mình. Vì vậy, việc hình thành tự đánh giá tích cực ở tuổi thanh niên là rất cần thiết.
Mặc dù có nhiều dao động trong mức độ tự đánh giá và nhiều khác biệt cá nhân. Nhưng nhìn chung, ở thanh niên có sự ổn định dần về nhân cách. Thanh niên chấp nhận bản thân mình hơn só với thiếu niên, lòng tự trọng của các em nhìn chung cao hơn, khả năng tự điều chỉnh hành vi và xúc cảm tăng lên rõ rệt.
Tâm trạng của nhiều thanh niên mới lớn trở nên ổn định và tươi sáng hơn. Mặc dù còn rất nhiều khó khăn trước mắt, nhưng đa số thanh niên đều cảm thấy nhẹ nhõm và vui sướng vì đã qua thời kỳ phụ thuộc hoàn toàn vào cha mẹ, hàng ngày làm một đống bài tập, thời khóa biểu dày đặc và áp lực của những kỳ thi. Bây giờ các em có thể tự lựa chọn con đường đi riêng cho mình. Điều này thỏa mãn nhu cầu độc lập đang phát triển mạnh mẽ ở lứa tuổi thanh niên. Về hình thức, những thanh niên trẻ tuổi bề ngoài trong chững chạc, điểm tĩnh và cân bằng hơn nhiều so với tuổi thiếu niên.
Lựa chọn đường hướng tương lai
Tuổi thanh niên, đó là thời gian lựa chọn đường đi cho cuộc đời. Ở họ xuất hiện những kế hoạch và mong ước thực hiện những kế hoạch đặt ra.
Bắt đầu từ nửa năm học cuối cùng của thời phổ thông, nhiều bạn trẻ đã trở nên căng thẳng trước nhiệm vụ quan trọng là làm gì sau khi tốt nghiệp phổ thông: đi làm, học nghề, hay tiếp tục học ở bậc cao hơn. Đa số thanh niên lựa chọn con đường học tiếp ở bậc cao hơn. Bên cạnh đó, một số bạn thấy cần phải đi làm ngay để giúp đỡ gia đình, không thể xin tiền bố mẹ mãi. Một số khác lại cho rằng, bằng cấp cũng chẳng mang lại gì, tốt nhất là đi học một nghề gì đó.
Những người chọn thi vào các trường cao đẳng, đại học:
Thông thường những người chọ thi vào các trường đại học, cao đẳng cho rằng chương trình đại học sẽ cung cấp cho họ những tri thức và kỹ năng cần thiết cho cuộc sống của người trưởng thành, mở cửa cho họ bước vào tầng lớp tri thức của xã hội. Điều này đồng nghĩa với việc học sẽ có công việc yêu thích và cuộc sống đảm bảo. Tuy nhiên, tiếp tục học có nghĩa là tiếp tục cuộc sống phụ thuộc vào cha mẹ và ít kinh nghiệm thực tiễn. Điều mà nhiều thanh niên không mong muốn.
Những người chọn con đường đi làm lập nghiệp
Nếu cha mẹ không ủng hộ việc học có điều kiện trợ giúp thì thanh niên sẽ chọn con đường đi làm luôn. Đi làm sẽ mang lại thu nhập ngay. Người thanh niên sẽ cảm thấy tự chủ và thực sự trưởng thành. Ngoài ra, công việc còn mang lại kinh nghiệm sống và các kỹ năng thực tiễn khác. Mặt trái của việc đi làm luôn là không có nhiều cơ hội nghề nghiệp để lựa chọn, không có cơ hội phát triển bản thân và thu nhập thấp.
Học nghề
Một lựa chọn mang tính trung gian giữa hai lựa chọn trên là học ở các trường dạy nghề. Nếu thanh niên nhận thức rõ và yêu thích một nghề` nào đó thì việc học nghề cũng là lựa chọn rất phù hợp trong bối cảnh “thừa thầy thiếu thợ” như Việt Nam hiện nay.
Tham gia nghĩa vụ quân sự
Những nam thanh niên không là sinh viên các trường đại học sẽ được huy động khi cần thiết để tham gia quan đội hay thực hiện nghĩa vụ quan sự khoảng hai năm. Trong quân đội, giờ giấc, kỷ luật và cường độ tập luyện cao khiến nhiều thanh niên cảm thấy thật khó khăn. Thêm vào đó, việc phải phục tùng tuyệt đối mệnh lệnh của cấp trên thực sự là thử thách đối với những người có lối sống tự do, trong môi trường quân đội, thanh niên lại có cơ hội rèn luyện thân thể, ý trí, tính kỷ luật, tình thần đồng đội, lòng dũng cảm và tinh thần yêu nước.
Dù là lực chọn con đường nào thì sự rèn luyện nhân cách, việc xác định mục tiêu phấn đấu rõ ràng, sự nỗ lực vươn lên, tính ham học hỏi đều rất cần thiết cho sự thành công của mỗi người thành niên.
Với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn tâm lý và nghiên cứu chuyên sâu, chúng tôi tự hào là Trung tâm tư vấn và trị liệu đứng đầu về uy tín, chất lượng tại Hà Nội. Khi con bạn gặp bất cứ khó khăn nào về tâm lý, vui lòng liên hệ:
Công ty CP Phát triển Giáo dục Tâm lý Á Châu
Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng Khoa học tâm lý-giáo dục Á Châu
Số 12B-TT10, ngõ 24 đường Nguyễn Khuyến – Văn Quán – Hà Đông – Hà Nội
Hotline: 091 298 67 93 Website:tamlyachau.vn Mail: tamlyachau@gmail.com