Phải dạy con kỹ năng này càng sớm càng tốt để tránh nguy cơ con bị xâm hại, lạm dụng

Sự phụ thuộc về các nhu cầu cá nhân, đặc biệt là nhu cầu vệ sinh cơ thể. Là một trong những nguyên nhân dẫn đến nguy cơ cao trẻ sẽ bị lạm dụng, xâm hại cơ thể. Ngay tại gia đình và trường học. Dạy con kỹ năng sống cho trẻ càng sớm. Thì nguy cơ bị lạm dụng, xâm hại càng ít.

Sự phụ thuộc bố mẹ trong kỹ năng tự chăm sóc bản thân

Chăm sóc cơ thể là một trong những việc trẻ thường cần tới sự hỗ trợ của bố mẹ. Và người chăm sóc nhiều nhất, lâu nhất chính là bố mẹ. Có những bạn nhỏ, tới tận lứa tuổi tiểu học. Vẫn cần có bố mẹ tắm rửa, vệ sinh vùng kín giúp. Nhiều bạn nhỏ đi học mẫu giáo vẫn hoàn toàn phụ thuộc vào cô giáo.

Trong các việc chăm sóc cơ thể và vệ sinh cá nhân. Sự phụ thuộc đó chính là một trong những điều hạn chế trẻ nhận biết về các giới hạn cơ thể và “vùng nhạy cảm” trên cơ thể mình. Khiến trẻ không có ý thức mạnh mẽ. Về sự riêng tư cơ thể dẫn đến nguy cơ cao trẻ dễ bị lạm dụng, xâm hại cơ thể.

ki-nang-cho-be
ki-nang-cho-be

Biết tự thực hiện các kĩ năng chăm sóc cơ thể và vệ sinh cá nhân. Là một trong những cách giúp trẻ tự lập và hạn chế được rất nhiều nguy cơ bị lạm dụng, xâm hại cơ thể.

Có rất nhiều kỹ năng chăm sóc cơ thể trẻ cần được cha mẹ hướng dẫn, dạy bảo từ nhỏ. Như rửa mặt, rửa tay, xúc miệng, đánh răng, vệ sinh vùng kín, tắm rửa, thay quần áo, đeo giày dép… Và hầu hết những kỹ năng này đều có liên quan đến nhà vệ sinh. Vì thế, việc dạy trẻ cách sử dụng nhà vệ sinh. Là một trong những điều bố mẹ cần đặc biệt lưu ý.

Dưới đây là một số điều quan trọng bố mẹ nên biết. Để dạy con cách dùng nhà vệ sinh để thực hiện các kỹ năng chăm sóc cơ thể và vệ sinh cá nhân.

1. Biến nhà vệ sinh thành không gian an toàn, thân thiện và thuận lợi cho trẻ

An toàn, thân thiện và thuận lợi cho trẻ có nghĩa là con có thể tự với tới bồn rửa, tự mở vòi nước, tự lấy được bàn chải, khăn mặt, tự sử dụng được vòi rửa, khăn lau khô.. mà không cần ai giúp.

ki-nang-cho-be
ki-nang-cho-be

Một chiếc gương nhỏ trong phòng tắm sẽ giúp trẻ quan sát. Và tự thực hiện các kĩ năng vệ sinh cho mình một cách đơn giản và dễ dàng hơn. Những đồ dùng cần thiết luôn được treo ở những vị trí thấp vừa tầm với của trẻ.

Bố mẹ hãy đóng giá treo khăn và để đồ vừa tầm với của con. Chuẩn bị kệ/ghế gỗ chắc chắn. Để con có thể tự đứng lên bồn rửa, sàn nhà vệ sinh nên khô. Có thảm chống trượt để đảm bảo an toàn cho trẻ.

ki-nang-cho-be
ki-nang-cho-be

Các đồ dùng cá nhân của trẻ trong nhà vệ sinh. Cần được sắp xếp gọn gàng và cố định ở một vị trí thuận lợi. Để trẻ có thể dễ dàng tìm thấy món đồ mà mình cần.

ki-nang-cho-be
ki-nang-cho-be

Có rất nhiều cách để sắp xếp đồ dùng của trẻ trong nhà vệ sinh sao cho gọn gàng. Ví dụ, một chiếc khay nhỏ như thế này. Có thể để bàn chải, kem đánh răng và lược của trẻ vừa gọn gàng vừa tiết kiệm.

Các đồ dùng cá nhân của con trong nhà vệ sinh. Như bàn chải đánh răng, cốc đánh răng, khăn rửa mặt, dép đi trong nhà vệ sinh, khăn tắm… Bố mẹ đều nên chuẩn bị những nhỏ xinh phù hợp và vừa vặn với con.

2. Dạy con kỹ năng sử dụng nhà vệ sinh

Cách dùng vòi nước, vòi rửa

Ngay từ khi trẻ còn nhỏ, trong lúc giúp con vệ sinh cơ thể. Bố mẹ hãy nói chuyện với trẻ về cách dùng vòi nước, vòi rửa trong nhà vệ sinh. Giới thiệu với con các dấu hiệu để phân biệt nước nóng, nước lạnh, nước ấm. Làm mẫu cho con cách mở vòi nước sao cho vừa vặn. Không bị mạnh quá hoặc yếu quá để giúp trẻ học cách kiểm soát vòi nước chảy vào bồn rửa. Dạy con cách kiểm tra độ nóng/lạnh của nước.

ki-nang-cho-be
ki-nang-cho-be

Để đảm bảo an toàn cho con, bố mẹ cần thực hành, giám sát và hướng dẫn trẻ kĩ càng về cách sử dụng vòi nước nóng, lạnh nhé!

Bố mẹ hãy làm thật chậm rãi và hướng dẫn con liên tục, từng kỹ năng một. Mỗi lần bé có hoạt động trong nhà vệ sinh để con quan sát. Và thực hành dưới sự hướng dẫn, quan sát của bố mẹ trước khi trẻ có thể tự làm việc đó.

Cách dùng xà phòng/nước rửa tay để rửa tay

Sau khi con đã biết sử dụng vòi nước. Hãy hướng dẫn con cách rửa tay bằng xà phòng và nước ấm. Thói quen rửa tay là một thói quen vô cùng quan trọng. Giúp trẻ phòng tránh được nhiều vi khuẩn, vi-rút gây bệnh khi có dịch bệnh.

Trước tiên hãy giúp con “định lượng” việc rửa tay dưới vòi nước chảy trong vòng ít nhất 30 giây. Cách đơn giản nhất là chọn một bài hát mà con yêu thích. Và cùng rửa tay từ lúc bài hát bắt đầu cho đến khi kết thúc là xong.

ki-nang-cho-be
ki-nang-cho-be

Rửa tay thường xuyên và đúng cách giúp trẻ phòng tránh được rất nhiều nguy cơ mắc bệnh do vi khuẩn, vi-rút gây bệnh.

Đừng quên hướng dẫn con lấy một lượng xà phòng vừa phải. Và rửa tay đúng cách bằng cách làm mẫu cho con. Hãy dùng những lời lẽ đơn giản, ngắn gọn và dễ hiểu. Để giải thích cho con vì sao trẻ cần rửa tay đúng cách để bảo vệ sức khỏe.

Dùng khăn lau khô tay, giấy vệ sinh đúng cách

Bố mẹ hãy chuẩn bị khăn lau tay khô và treo ở một vị trí vừa tầm với. Thuận lợi cho con nhất sau khi con rửa tay xong và chuyển sang lau tay. Giấy vệ sinh hoặc khăn thấm sau khi con đi vệ sinh. Cũng cần được ở một vị trí thuận lợi, vừa tầm với con nhất. Ngoài ra, cũng cần sắp xếp một chiếc giỏ đựng khăn/đồ bẩn.

Để trong nhà vệ sinh để trẻ có thể dễ dàng thả đồ bẩn vào đó sau khi đã dùng xong. Khi trẻ có thể chủ động và dễ dàng kiểm soát các đồ dùng trong nhà vệ sinh. Trẻ sẽ nhanh chóng tự làm được những công việc đơn giản để chăm sóc cơ thể mình.

3. Những kỹ năng chăm sóc cơ thể cơ bản trẻ cần được học

ki-nang-cho-be
ki-nang-cho-be

Những kĩ năng chăm sóc bản thân đơn giản như vệ sinh răng miệng….

ki-nang-cho-be
ki-nang-cho-be

Hay rửa mặt là những kĩ năng rất cần thiết mà bố mẹ nên hướng dẫn trẻ tự làm từ nhỏ.

Tùy theo từng độ tuổi và sự sẵn sàng của con. Bố mẹ hãy dạy trẻ tự làm các việc để chăm sóc bản thân như: Vệ sinh răng miệng, chải tóc, tắm rửa… Nguyên tắc chung để trẻ có thể làm tốt nhất các kỹ năng này.

Đó là bố mẹ kiên nhẫn hướng dẫn, làm mẫu và sẵn sàng hỗ trợ con khi cần. Đừng quá căng thẳng, ép buộc hay “huấn luyện” con. Mà hãy chậm rãi cùng con thực hành từng kỹ năng nhỏ. Qua từng ngày bằng tất cả tình yêu thương và sự bao dung.

Với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn tâm lý và nghiên cứu chuyên sâu, chúng tôi tự hào là Trung tâm tư vấn và trị liệu đứng đầu về uy tín, chất lượng tại Hà Nội. Khi con bạn gặp bất cứ khó khăn nào về tâm lý, vui lòng liên hệ:

Công ty CP Phát triển Giáo dục Tâm lý Á Châu

Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng Khoa học tâm lý-giáo dục Á Châu

Số 12B-TT10, ngõ 24 đường Nguyễn Khuyến – Văn Quán – Hà Đông- Hà Nội

Hotline: 091 298 67 93 Website:tamlyachau.vn  Mail: tamlyachau@gmail.com

Nguồn: tamlyachau.vn

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here