Bao nhiêu tháng phát hiện con chậm nói?

Bao nhiêu tháng phát hiện con chậm nói? Với những trẻ phát triển bình thường. Khả năng ngôn ngữ sẽ phát triển khi trẻ 12 tháng – 3 tuổi. Lúc mới bi bô tập nói, trẻ sẽ nói những từ đơn giản như “ba ba”… Và dần dần trẻ nói được những từ khó hơn. Thậm chí cả câu đơn giản. Tâm lý Á Châu chia sẻ thời điểm phát hiện con chậm nói.

phát hiện con chậm nói
phát hiện con chậm nói

Nhưng đó là với những trẻ phát triển bình thường. Còn với những trẻ chậm nói thì sao? Đâu là những dấu hiệu cảnh báo để giúp ba mẹ phát hiện và điều trị kịp thời cho con? Với những trẻ phát triển bình thường, từ 12 tháng tuổi trở lên trẻ đã có thể nói bi bô.

Để nhận biết bao nhiêu tháng trẻ chậm nói. Các chuyên gia chia thành 2 giai đoạn với những dấu hiệu cụ thể như sau:

Từ 12 tháng – 24 tháng. Mặc dù đã 1 tuổi nhưng trẻ vẫn chỉ biết vẫy tay chào hoặc tạm biệt. Mà không biết sử dụng bất cứ điệu bộ, cử chỉ nào. 18 tháng tuổi, trẻ bắt đầu dùng cử chỉ để giao tiếp chứ không nói hoặc gặp khó khăn trong việc yêu cầu những vấn đề cơ bản của bản thân như muốn đi tè, đói hay khát….

phát hiện con chậm nói
phát hiện con chậm nói

Từ 2 – 3 tuổi. Ở tuổi này, đáng lẽ trẻ phải nói được những cụm từ hoặc những câu đơn giản, nhưng trẻ chỉ có thể nói được một số từ và cứ lặp đi lặp lại chúng. Hoặc khi cơ thể có những nhu cầu thiết yếu, trẻ không thể dùng lời nói để diễn tả mà dùng ngôn ngữ cơ thể để người lớn hiểu.

phát hiện con chậm nói
phát hiện con chậm nói

Ngoài ra, còn 1 dấu hiệu nữa ba mẹ cũng nên lưu ý đó là giọng nói của trẻ. Với những trẻ chậm nói, khi nói giọng chúng sẽ khác thường, khiến chúng ta nghe như giọng mũi hoặc the thé hoặc bắt chước tiếng con vật trong phim….

Vì vậy, khi phát hiện những dấu hiệu bất thường trên ở trẻ, ba mẹ cần đưa con đi test đánh giá tâm lý và khám sớm để điều trị kịp thời. Phát hiện con chậm nói ba mẹ nên đưa trẻ đi khám để tìm ra nguyên nhân và có hướng điều trị

Trẻ cần được can thiệp sớm để đạt kết quả tốt:

Khi con có biểu hiện chậm nói, không ít phụ huynh tự nhủ “không có gì phải lo lắng…”, “trẻ biết nói sớm, nói chậm là bình thường…” hay “con mình thích hoạt động thể chất hơn nên mới vậy…”. Chính suy nghĩ, sự chủ quan này sẽ làm trễ việc phát hiện các dấu hiệu của trẻ và ảnh hưởng đến thời gian can thiệp cho trẻ.

Theo các chuyên gia tâm lý và y tế, có 2 nguyên nhân khiến trẻ chậm nói đó là:

Nguyên nhân thực thể. Do não trẻ bị dị tật bẩm sinh, trẻ bị bại não, những di chứng sau xuất huyết não, trẻ bị viêm màng não…

Nguyên nhân tâm lý. Do trẻ gặp biến cố nào đó làm ảnh hưởng tâm lý, hoặc cũng có thể do gia đình bỏ bê không quan tâm đến trẻ….

Cũng theo các chuyên gia y tế, tâm lý, cha mẹ nên chú ý, phát hiện kịp thời và cho bé đi khám. Điều trị càng sớm càng tốt khi thấy trẻ có những dấu hiệu chậm nói. Bởi mốc 2 – 3 tuổi được xem là giai đoạn “vàng” để can thiệp, trị liệu cho bé. Nếu để trẻ càng lớn thì việc điều trị sẽ càng khó khăn hơn. Thời gian điều trị  cũng lâu hơn.

Khi thấy trẻ có những dấu hiệu chậm nói, ba mẹ nên đưa bé đi khám và điều trị kịp thời

Để chữa chứng chậm nói cho trẻ, các bác sĩ sẽ căn cứ vào độ tuổi, nguyên nhân… từ đó đưa ra những hình thức chữa trị khác nhau như: tư vấn, hướng dẫn cha mẹ huấn luyện ngôn ngữ cha mẹ tại nhà, hoặc cần kết hợp chuyên gia ngôn ngữ, tâm lý và bác sĩ để can thiệp thúc đẩy ngôn ngữ ở trẻ.

Để giúp con tập nói hiệu quả

Ngoài việc đưa con đến gặp bác sĩ, các chuyên gia, vấn đề then chốt vẫn là cha mẹ dành thời gian hướng dẫn con, giúp con phát triển ngôn ngữ tốt hơn.

Để tập cho con nói ba mẹ nên bắt đầu từ những từ đơn giản, dễ hiểu. Chẳng hạn, cha mẹ dạy trẻ gọi tên những món ăn hàng ngày của bé; Giải thích một cách đơn giản những các hoạt động thường ngày mà ba mẹ tham gia cùng trẻ. Ví dụ như tắm, ăn, uống, ngủ…. hoặc chỉ tên những con vật thân quen, gần gũi mà trẻ biết.

phát hiện con chậm nói
phát hiện con chậm nói

Trong mỗi tình huống, phụ huynh nên đặt câu hỏi và lắng nghe bé trả lời và hướng dẫn bé cách trả lời đúng. Tập cho con bạn biết nghe các âm thanh khác nhau hay tập cho con giao tiếp qua những hình ảnh hay điệu bộ cũng là cách giúp cho trẻ tập nói tốt.

Dành nhiều thời gian trò chuyện với con. Chẳng hạn, đọc cho trẻ nghe những cuốn sách có nhiều động tác; Hoạt động; Hình động vật; Cây hoa… Cha mẹ nên trẻ chỉ các bức tranh và cố gắng gọi tên chúng hoặc bắt chước theo những động tác đó.

Với những trẻ chậm nói ba mẹ nên dành nhiều thời gian nói chuyện, đọc sách cho con nghe…

Và một điều rất quan trọng ba mẹ không thể quên đó là động viên khi bé nói được những từ mới hay những câu đơn giản bằng cách khen để khuyến khích trẻ nói nhiều hơn. Ví dụ “Con mẹ nói giỏi quá!”, “Con mẹ học rất nhanh!”…..

Với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn tâm lý và nghiên cứu chuyên sâu; Chúng tôi tự hào là Trung tâm tư vấn và trị liệu đứng đầu về uy tín, chất lượng tại Hà Nội. Khi con bạn gặp bất cứ khó khăn nào về tâm lý, vui lòng liên hệ:

Công ty CP Phát triển Giáo dục Tâm lý Á Châu

Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng Khoa học tâm lý-giáo dục Á Châu

Số 12B-TT10, ngõ 24 đường Nguyễn Khuyến – Văn Quán – Hà Đông- Hà Nội

Hotline: 091 298 67 93 Website:tamlyachau.vn

Mail: tamlyachau@gmail.com

Nguồn: tamlyachau.vn

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here