Độ tuổi trẻ vị thành niên từ 10 đến 19 tuổi là độ tuổi dễ bị ảnh hưởng và tổn thương từ môi trường xã hội nhất. Đồng thời là một độ tuổi đánh dấu sự thay đổi rõ ràng trong các mối quan hệ. Trẻ trở nên nhạy cảm với những người xung quanh và những thay đổi tâm sinh lý có thể khiến nhiều trẻ sinh ra cảm giác bất an và lo sợ về những mối quan hệ này. Sự bất an và lo sợ này dẫn đến việc trẻ bắt đầu tưởng tượng ra nhiều điều không có thật và dẫn tới chứng ảo tưởng.
Ảo tưởng là gì ?
Ảo tưởng là triệu chứng chính của rối loạn hoang tưởng. Ảo tưởng là cảm giác phi lý diễn ra liên tiếp khi đối tượng tin rằng mình là mục tiêu bị theo dõi, lừa dối, hay đầu độc. Trong các trường hợp khác, ảo tưởng có thể là sự phóng đại quá mức của sự thật.
Biểu hiện của “Ảo tưởng”
Đối tượng mắc chứng áo tưởng vẫn có thể giao tiếp được bình thường với xã hội và không hành xử một cách quá kì quái. Tuy nhiên, họ dễ bị kích động, tức giận.
+ Họ thường có ảo giác qua những giác quan về môi trường xung quanh như nghe thấy âm thanh không có thật, ngửi thấy mùi không có trong không khí, hay nhìn thấy những thứ không tồn tại.
+ Họ rất khó để cho họ tin tưởng một ai đó.
+ Khi đối mặt với sự phê bình, họ sẽ lẩn tránh và bác bỏ.
+ Nghiêm trọng hơn, họ có thể có những hành động làm hại bản thân, sau đó thường lẩn trốn vì mặc cảm tội lỗi.
Nguyên nhân của sự “Ảo tưởng”
Ảnh hưởng tiêu cực trong mối quan hệ
Ảo tưởng cũng đã được nghiên cứu rằng nó có liên quan tới những ảnh hưởng tiêu cực, khó khăn với bạn bè, bị bắt nạt và phản ứng trước mạng xã hội. Độ tuổi trẻ vị thành niên từ 10 đến 19 tuổi là độ tuổi dễ bị ảnh hưởng và tổn thương từ môi trường xã hội nhất. Trẻ trong độ tuổi này bắt đầu quan tâm tới suy nghĩ của người khác về mình và nhạy cảm quá mức đối với sự bài trừ.
Mặt khác, khi trẻ sống trong môi trường gia đình quá bao bọc và ra ngoài trẻ dễ ảo tưởng vê bản thân. Luôn muốn mình trở thành trung tâm, muốn được nổi bật. Từ đó dễ dẫn đến hành vi phân biệt địa vị xã hội cũng như tính cách, ngoại hình,…
Tâm sinh lý bất ổn
Tâm sinh lý ở độ tuổi này chưa ổn định và dễ bị kích động bởi lời nói và nhận xét của người khác. Trẻ ảo tưởng về những thứ không có thật để làm cho bản thân có cảm giác an toàn và trốn tránh khỏi hiện thực luôn làm dấy lên bất an cho mình.
Phụ thuộc vào mạng xã hội
Nghiện sử dụng mạng Internet và phản ứng cảm xúc trước mạng xã hội cũng liên quan tới mức độ ảo tưởng cao hơn trong giới trẻ. Kết nối với những thông tin về xã hội trên mạng theo hướng làm tăng cảm giác bất an và bị chi phối bởi những mối đe dọa có thể tác đọng tới sự ra đời của chứng áo tướng.
Phân loại ảo tưởng thường thấy ở trẻ vị thành niên
Một số loại ảo tưởng trẻ vị thành niên thường biểu hiện bao gồm:
Ảo tưởng khi yêu
Trẻ vị thành niên sẽ nghĩ rằng có người, thường là một người quan trọng hoặc nổi tiếng, đang chú ý và yêu mình. Họ sẽ cố gắng liên lạc để kết nối với người đó. Hành vi này có thể dẫn tới chuyện rình rập và theo đuổi.
Ảo tưởng về sự tự cao
Điều này cũng xuất phát từ suy nghĩ rằng họ đang là trung tâm của mọi sự chú ý, từ đó họ sẽ có xu hướng tự tin thái quá vào giá trị bản thân. Họ tin rằng mình là thiểu số và sở hữu sức mạnh năng lực đặc biệt so với đám đông.
Nhóm Anti Social (phản xã hội)
Chán ghét cuộc sống và họ chọn cách đi ngược lại với mọi luật lệ và chuẩn mực của xã hội để tách biệt bản thân với những người khác.
Nhóm đi ngược lại với xu hướng
Tỏ ra ghét bỏ những thứ nổi tiếng để tách biệt mình với đa số. Bạn đã bao giờ thấy những comment trên Facebook với nội dung như: “Chỉ có mỗi mình mình thấy…”. Đây là một minh chứng cho nỗ lực muốn tách biệt mình ra khỏi đám đông để chứng tỏ sự đặc biệt của bản thân mình.
Với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn tâm lý và nghiên cứu chuyên sâu, chúng tôi tự hào là Trung tâm tư vấn và trị liệu đứng đầu về uy tín, chất lượng tại Hà Nội. Khi con bạn gặp bất cứ khó khăn nào về tâm lý, vui lòng liên hệ:
Công ty CP Phát triển Giáo dục Tâm lý Á Châu
Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng Khoa học tâm lý-giáo dục Á Châu
Số 12B-TT10, ngõ 24 đường Nguyễn Khuyến – Văn Quán – Hà Đông – Hà Nội
Hotline: 0912 986 793
Website:tamlyachau.vn
Mail: tamlyachau@gmail.com