Cha mẹ hời hợt – Trẻ thiếu kỹ năng sống

Nhiều cha mẹ hiện nay chỉ chú trọng vào việc học kiến thức trên trường mà không để ý đến việc giáo dục kỹ năng sống cho con. Việc này dẫn đến tình trạng trẻ chỉ biết học mà không biết cách cư xử với xã hội xung quanh, gây hạn chế với sự phát triển của trẻ. Trẻ thiếu kỹ năng sống khiến chúng không thể tự tin trong cuộc sống, không phát huy được bản thân.

Trẻ không hòa đồng cùng các bạn

Thực trạng trẻ thiếu kỹ năng sống

Cụm từ kỹ năng hay kỹ năng sống hiện nay đã không còn xa lạ trong xã hội chúng ta. Tuy nhiên, số người nắm bắt được những kỹ năng sống này lại nằm trong phần thiểu số. Các trường học cũng đề cập đến việc trang bị kỹ năng cho học sinh, để học sinh có thể áp dụng kỹ năng sống cho mình. Thế nhưng, thực tế diễn ra là việc giáo dục kỹ năng sống cho các em vẫn chưa thực sự được chú tâm.

Tình trạng học sinh lúng túng, không biết cách cư xử khi đến một môi trường lạ hoặc gặp một người lạ vẫn xảy ra bình thường. Rồi việc các em nói cộc lốc, không sử dụng kính ngữ với người lớn tuổi hơn vẫn diễn ra hàng ngày. Có những em quá nhút nhát, không dám nói chuyện với ai, lại có những em quá khích, nói chuyện không phân biệt. Tất cả đều là hệ lụy từ việc trẻ thiếu kỹ năng sống.

Trẻ thiếu kỹ năng sống do đâu?

Nhà trường

Nhà trường vẫn chưa thực sự chú tâm đến việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Thầy cô chỉ chăm chăm dạy kiến thức chuyên môn mà quên rằng nếu không có kỹ năng sống thì kiến thức chuyên môn có giỏi mấy vẫn không thể phát triển cao được. Từ đó dẫn đến tình trạng trẻ thiếu kỹ năng sống.

Gia đình

Bên cạnh giáo dục từ nhà trường, không môi trường nào có ảnh hưởng đến hành vi của trẻ nhỏ bằng gia đình. Gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên với con. Quan hệ ruột thịt là nhân tố có sức cảm hóa giúp trẻ tự hấp thụ những giá trị gia đình một cách hiển nhiên. Gia đình rất cần có những quy tắc; Lối sống chuẩn mực để hình thành bệ phóng cho những nhân cách của trẻ. Và cha mẹ là nhân tố quan trọng nhất trong bệ phóng đó.

Có hai nguyên nhân chính từ sai lầm của bố mẹ là hoặc do bố mẹ quá quan tâm hoặc do bố mẹ thờ ơ.

Bố mẹ bao bọc thái quá

Hành động bố mẹ bao bọc thái quá con như luôn hộ tống con trên mọi nẻo đường; Tham vọng muốn biết hết mọi chuyện của con; Không cho phép con tự quyết định; Không cho phép con thất bại. Bố mẹ luôn giải quyết rắc rối hộ co. Hoặc bố mẹ mắc bệnh “con nhà người ta” tức là nhìn con nhà người ta để áp và ép vào con mình.

Bạn có thể nghĩ rằng bao bọc con là đang bảo vệ con, cho con một lá chắn an toàn. Nhưng thực tế nó lại đem lại những tác động tiêu cực. Nếu trẻ cứ mãi sống trong vòng tay chiều chuộng, che chở của bố mẹ như vậy thì lớn lên thường sẽ dựa dẫm, ỷ lại và thiếu quyết đoán.

Là những bậc cha mẹ thông thái, chúng ta hãy tránh xa những nỗi sợ hãi và ám ảnh như sợ nguy hiểm cho con; Sợ con mình học kém bạn bè; Sợ con mình sau này không vào được trường top… Hãy để con suy nghĩ và tìm cách xử lý mọi việc theo cách của trẻ. Bố mẹ hãy là người định hướng và tư vấn cho con. Có như vậy, chúng mới hiểu cảm giác khi đạt thành quả tuyệt vời như thế nào. Điều này cũng sẽ giúp chúng tự tin hơn.

Bố mẹ thờ ơ

Bên cạnh những bố mẹ quá bao bọc thì lại có trường hợp bố mẹ ngày thì bận làm việc; Tối xem vô tuyến hoặc ngủ; Để cho trẻ loay hay nơi muốn làm gì thì làm. Nếu thấy con mè nheo; Làm trái ý là la mắng om sòm không cần tìm hiểu nguyên do. Chính điều này làm cho cha mẹ, con cái dần hình thành khoảng cách. Thậm chí, nhiều đứa trẻ sẽ đánh mất sự tự tin, sợ hãi giao tiếp với chính bố mẹ.

Khi không có sự chia sẻ với nhau, cha mẹ sẽ khó lòng nắm bắt được những sự thay đổi tâm lý và dạy dỗ con đúng hướng. Cũng có trường hợp cha mẹ bận nên con được lập trình lộ trình sẵn, áp dụng phương pháp nuôi dạy theo kiểu “công nghiệp”: Giờ nào thì ăn, giờ nào thì chơi, xem tivi, và giờ nào thì ngủ… Điều này tiềm ẩn nguy cơ biến trẻ thành một cỗ máy lặp đi lặp lại.

Với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn tâm lý và nghiên cứu chuyên sâu, chúng tôi tự hào là Trung tâm tư vấn và trị liệu đứng đầu về uy tín, chất lượng tại Hà Nội. Khi con bạn gặp bất cứ khó khăn nào về tâm lý, vui lòng liên hệ:

Công ty CP Phát triển Giáo dục Tâm lý Á Châu

Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng Khoa học tâm lý-giáo dục Á Châu

Số 12B-TT10, ngõ 24 đường Nguyễn Khuyến – Văn Quán – Hà Đông – Hà Nội

Hotline: 091 298 67 93 Website:tamlyachau.vn  Mail: tamlyachau@gmail.com

Nguồn: tamlyachau.vn

 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here