Tự kỷ và rối loạn phổ tự kỷ (ASD) là hai thuật ngữ được sử dụng để chỉ một nhóm các rối loạn phức tạp của sự phát triển não bộ. Những rối loạn này gây ra những khó khăn trong tương tác xã hội, giao tiếp, ngôn ngữ và hành vi lặp lại ở những mức độ khác nhau.
Tự kỷ có thể đi kèm với các khuyết tật trí tuệ, khó khăn trong việc phối hợp vận động, ngôn ngữ, sự chú ý và các vấn đề sức khỏe thể chất như giấc ngủ và rối loạn tiêu hóa. Một số trẻ tự kỷ khá nổi trội trong các kỹ năng liên quan tới thị giác, âm nhạc, toán học và nghệ thuật.
Tự kỷ có nguồn gốc từ trong giai đoạn phát triển rất sớm của não bộ. Tuy nhiên, những dấu hiệu và triệu chứng rõ ràng nhất của tự kỷ thường xuất hiện khi trẻ nằm trong độ tuổi từ 2 đến 3 tuổi.
- Trẻ tự kỷ
Trẻ tự kỷ có những dấu hiệu gì?
Những rối loạn bất thường trong quá trình phát triển tự nhiên của một đứa trẻ là dấu hiệu để nhận biết bệnh tự kỷ. Có thể nhận biết trẻ tự kỷ theo từng lứa tuổi:
Giai đoạn 3 tháng tuổi
– Trẻ tự kỷ thường không phản ứng khi được gọi tên, trong khi trẻ dưới 1 tuổi phát triển bình thường sẽ phản ứng với tên của mình bằng cách hướng sự chú ý vào người gọi.
– Trẻ tự kỷ phản ứng với âm thanh, song có chọn lọc. Ví dụ, trẻ tự kỷ có thể không nhận ra cha mẹ đang gọi tên mình, nhưng lại đột ngột phản ứng bất ngờ với tiếng nói từ tivi. Bé không nhìn theo các vật chuyển động.
– Trẻ không nắm và giữ các đồ vật.
– Trẻ không cười với mọi người.
– Trẻ không nói bi bô.
– Trẻ không chú ý đến những khuôn mặt mới.
Giai đoạn 7 tháng tuổi
– Trẻ không quay đầu đề tìm nguồn phát ra âm thanh.
– Trẻ con thường sẽ bắt chước người khác như vẫy tay, vỗ tay hay những cử chỉ tương tự khác. Tuy nhiên, trẻ tự kỷ sẽ ít thể hiện biểu cảm nét mặt hoặc cử chỉ theo người khác, và đặc biệt trẻ không bắt chước.
– Trẻ không thể hiện tình yêu dành cho cha mẹ.
– Trẻ không cười hay la hét.
– Trẻ không với tay lấy đồ vật.
– Trẻ không tự cười một mình.
– Trẻ không thực hiện những hành động nhằm thu hút sự chú ý.
– Trẻ không hứng thú với trò ú òa.
Giai đoạn 12 tháng tuổi
– Trẻ không biết bò.
– Trẻ không nói từ đơn.
– Trẻ không sử dụng các cử chỉ như vẫy tay hoặc lắc đầu.
– Trẻ không chỉ vào đồ vật hoặc hình ảnh.
– Trẻ không thể đứng khi được đỡ.
Giai đoạn 24 tháng tuổi
– Trẻ không thể đi được.
– Khả năng “chơi giả vờ” thường phát triển vào cuối tuổi lên 2. Ví dụ, trẻ có thể giả vờ là mẹ ru búp bê ngủ, chải tóc hay nấu ăn cho búp bê. Tuy nhiên, trẻ tự kỷ thường không hề kết nối với các đồ vật, khả năng “chơi giả vờ” không xuất hiện ở trẻ tự kỷ dưới 2 tuổi.
– Trẻ không nói được hơn 15 từ.
– Trẻ không dùng những câu gồm 2 từ.
– Trẻ dường như không biết chức năng của các vật dụng phổ biến, chẳng hạn như điện thoại, nĩa, và thìa.
– Trẻ không bắt chước hành động hoặc từ ngữ của bạn.
– Trẻ không thể đẩy một món đồ chơi có bánh xe.
– Trẻ không làm theo những chỉ dẫn đơn giản.
Với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn tâm lý và nghiên cứu chuyên sâu, chúng tôi tự hào là Trung tâm tư vấn và trị liệu đứng đầu về uy tín, chất lượng tại Hà Nội. Khi con bạn gặp bất cứ khó khăn nào về tâm lý, vui lòng liên hệ:
Công ty CP Phát triển Giáo dục Tâm lý Á Châu
Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng Khoa học tâm lý-giáo dục Á Châu
Số 12B-TT10, ngõ 24 đường Nguyễn Khuyến – Văn Quán – Hà Đông- Hà Nội
Hotline: 091 298 67 93 Website:tamlyachau.vn
Mail: tamlyachau@gmail.com