Kỹ năng sống – dạy con chủ động nói lời xin lỗi

Bạn có biết, để dạy trẻ kỹ năng sống chủ động nói ra lời xin lỗi, đó là điều không hề dễ dàng gì. Không phải bố mẹ nào cũng biết cách dạy hoặc quan tâm đến việc dạy kỹ năng sống cho con. Đặc biệt dạy con chủ động nói lời xin lỗi. Thấy con sai, yêu cầu con nói xin lỗi như một cỗ máy, trong khi con không biết chuyện gì đang xảy ra và nói với một thái độ miễn cưỡng.

day-con-chu-dong-noi-loi-xin-loi
day-con-chu-dong-noi-loi-xin-loi

Vậy làm thế nào để dạy con chủ động nói lời xin lỗi. Và trong tình huống nào con cần nói lời xin lỗi mà không cần đến sự nhắc nhở của bố mẹ. Bố mẹ đừng nhầm lẫn giữa việc “thụ động” và “chủ động” nói lời xin lỗi của con.

Dạy con chủ động nói lời xin lỗi là một kỹ năng sống vô cùng quan trọng mà bố mẹ cần trang bị cho con. Dưới đây là một số cách mà Tâm lý Á Châu muốn gửi tới quý phụ huynh cách dạy con chủ động nói lời xin lỗi trong một số tình huống cụ thể. Cách giáo dục đúng cách sẽ giúp con hình thành thái độ lễ phép và cách hành xử lễ độ.

Một số tình huống con cần chủ động nói lời xin lỗi.

  • Khi con mâu thuẫn, gây gổ với bạn bè
  • Khi con cáu gắt, đập phá đồ đạc
  • Khi con ăn vạ vô cớ
  • Khi con làm việc gì đó mà quên chưa phép người lớn
  • Khi con có hành vi, thái độ, cách cư xử với mọi người chưa đúng.

Vậy với tình huống các tình huống trên thì liệu lúc đó bạn sẽ như thế nào? Cáu gắt? Mắng, chửi con? Hay bắt con xin lỗi bạn luôn? Xin thưa đó là một cách, nhưng liệu đó đã là khoa học chưa? Vậy cha mẹ trong tình huống đó sẽ xử lý như thế nào?

Dạy con kỹ năng chủ động nói lời xin lỗi khi con sai

  • Cha mẹ cần lắng nghe và yêu cầu con trình bày lại sự việc vừa diễn ra.
  • Hiểu sâu vấn đề dẫn đến các hành vi của trẻ. Vì sao con lại đánh bạn? Vì sao con ăn vạ? Vì sao con lại thái độ với ông, bà?
  • Phân tích và chỉ dẫn cho trẻ điều đúng, điều sai.
  • Giúp trẻ tự nhận ra được điều sai và điều đúng. Từ đó trẻ có thể chủ động đưa ra lời xin lỗi.

Trên đây là các bước cha mẹ cần làm, còn việc dạy, dạy kỹ năng sống thế nào cho đúng? Làm sao để con chủ động nói lời xin lỗi. Dưới đây sẽ là một vài hướng dẫn cụ thể giúp ba mẹ nuôi dạy con tốt hơn.

1. Cha mẹ hãy là tấm gương sáng cho con

 

cha-me-la-tam-guong-sang-cho-con
cha-me-la-tam-guong-sang-cho-con

Hành vi của con luôn bắt chước từ những người luôn gần gũi với con nhất. Chính vì vậy việc làm gương việc làm gương cho con là điều rất cần thiết. Trong trường hợp chủ động nói lời xin lỗi cũng vậy. Hãy xin lỗi khi bạn làm điều gì sai với người trong nhà.

Đừng nghĩ việc này là nhỏ nhặt mà cho qua, bởi con bạn rất dễ để ý và ghi nhớ những điểm này để có thể phản bác lại bạn nếu bạn có la rầy con. Nếu con hỏi vì sao bạn phải xin lỗi dù hoàn cảnh không phải hoàn toàn bạn gây ra, hãy giải thích một cách phù hợp với lứa tuổi của con về giá trị của hai từ này, và trường hợp tốt nhất xảy ra sau khi xin lỗi. Điều này sẽ giúp con hiểu được đôi khi một lời xin lỗi là điều cần thiết nhất.

Vậy cha mẹ hãy làm tấm gương sáng cho con để con học được kỹ năng hay và xử lý tình huống thông qua cách cha mẹ làm hằng ngày. Qua cách ứng xử đó, con sẽ rút ra được cho bản thân kỹ năng riêng cho mình, chủ động nói lời xin lỗi hơn.

2. Dạy con nói lời xin lỗi từ chính lỗi sai của con

Nếu trẻ đã làm sai, bạn nên bình tĩnh phân tích cho con thấy hậu quả từ việc làm của mình. Nên giả sử đặt trường hợp con bị đối xử như thế thì sẽ cảm thấy sao? Hãy hướng dẫn con suy nghĩ theo hai chiều để trẻ có thể tự cảm nhận được lỗi sai của mình và chủ động nói lời xin lỗi.

Việc tự giác luôn tốt hơn là cách làm đối phó hay ép buộc, và quan trọng là con bạn phải rút ra được bài học sau khi xin lỗi. Cách hướng dẫn con chủ động nói lời xin lỗi từ chính lỗi sai của mình cũng là một kỹ năng rất hay mà cha mẹ cần hướng dẫn con

3. Dạy con chủ động nói lời xin lỗi và không nên đổ thừa cho mọi người

Trong một tình huống nào đó, khi trẻ làm sai, cha mẹ hỏi con luôn đổ thừa cho ai đó? Tại cái bút? Tại cô? Tại bà? Mà lại không hề biết nhận lỗi về mình và chủ động nói lời xin lỗi.

Trong trường hợp này, cha mẹ cần hướng dẫn con nhận ra được lỗi của mình và có trách nhiệm cao với việc làm ấy. Nên nhận lỗi đầu tiên về mình, không đổ thừa hay vòng vo để trốn tội.

Bạn nên thể hiện sự đánh giá cao khi con biết nhận lỗi về mình, hoặc có những hình phạt thích hợp để trẻ hạn chế tính đổ lỗi cho người khác. Kỹ năng sống dạy con chủ động nói lời xin lỗi và không nên đổ thừa cho mọi người là một trong số các kỹ năng mà cha mẹ cần kiên nhẫn trang bị và dạy con.

Hướng dẫn con cách nói lời xin lỗi

Tất nhiên sẽ xảy ra rất nhiều trường hợp và đòi hỏi cách xin lỗi như thế nào cho phù hợp, nhưng trước tiên bạn cần dạy con chủ động nói lời xin lỗi bằng sự chân thành và hối cải (nếu đó thật sự là lỗi của con bạn). Lời nói rõ ràng kèm ánh mắt hối hận trước người cần được xin lỗi cũng là điều cần thiết.

huong-dan-con-noi-loi-xin-loi
huong-dan-con-noi-loi-xin-loi

Chúng ta cũng cần nêu ra một vài tình huống như ở trên để con bạn có thể hiểu được khi nào nên xin lỗi và xin lỗi như thế nào, ví dụ ngoài việc chính trẻ phạm phải sai lầm, thì vẫn có những trường hợp trẻ vô tình hay gián tiếp gây ra sự việc không đáng có… Sẽ không quá trễ để con nhận ra, xin lỗi và biết sửa sai việc làm của mình.

Như vậy để dạy con chủ động nói lời xin lỗi trong từng tình huống cụ thể là không khó. Cái khó là ở cha mẹ có thực sự thay đổi và mong muốn thay đổi hành vi của con hay không?

Hi vọng với những bật mí nho nhỏ ở trên sẽ giúp cha mẹ có phương pháp dạy kỹ năng sống cho con phù hợp nhất, đặc biệt là dạy con kỹ năng sống biết cách chủ động nói lời xin lỗi trong từng tình huống cụ thể.

Tâm lý Á Châu tự hào là nơi rèn luyện kỹ năng sống cho các con. Với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực giảng dạy kỹ năng sống. Mọi chi tiết thắc mắc vui lòng liên hệ:

Công ty CP Phát triển Giáo dục Tâm lý Á Châu

Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng Khoa học tâm lý-giáo dục Á Châu

Số 12B-TT10, ngõ 24 đường Nguyễn Khuyến – Văn Quán – Hà Đông – Hà Nội

Hotline: 091 298 693

Website:tamlyachau.vn  Mail: tamlyachau@gmail.com

 

 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here