Rối loạn lo âu xã hội

Rối loạn lo âu sợ xã hội hay còn gọi là ám ảnh sợ xã hội là một dạng trong nhóm bệnh rối loạn lo âu được mô tả bởi đặc điểm sợ hãi quá mức các tình huống xã hội thông thường. Biểu hiện thể chất thường thấy là tim đập nhanh, đỏ mặt, đổ mồ hôi, khó chịu ở dạ dày, buồn nôn. Người bệnh bộc lộ sự sợ hãi mãnh liệt và dai dẳng khi người khác nhìn mình hoặc bị phê bình, luôn sợ rằng hành vi của mình sẽ khiến bản thân rơi vào tình huống khó xử hoặc bị bẽ mặt. Sự sợ hãi của họ có thể mạnh đến mức ảnh hưởng nghiêm trọng tới công việc, học tập hay những hoạt động khác. Bệnh nhân biết phản ứng lo âu của họ là bất thường.

Rối loạn lo âu xã hội
Rối loạn lo âu xã hội

Nguyên nhân gây rối loạn lo âu xã hội

Chưa có một kết luận đầy đủ cho những nguyên nhân gây ra rối loạn lo âu xã hội. Tuy nhiên, có những trường hợp được nhận thấy là do di truyền từ gia đình. Dù vậy, các chuyên gia vẫn chưa tìm ra được nguyên do vì sao trong gia đình có người bị nhưng có người lại không bị mắc chứng bệnh này. Các nhà nghiên cứu đã tìm ra trong não có những vùng liên quan đến sự lo lắng và sợ hãi, từ hướng nghiên cứu này, việc điều trị chứng rối loạn lo âu xã hội sẽ trở nên bớt khó khăn hơn. Các nhà nghiên cứu cũng đang tìm hiểu ảnh hưởng của các yếu tố căng thẳng thần cũng như những yếu tố đến từ môi trường đến chứng rối loạn lo âu xã hội.

Triệu chứng của rối loạn lo âu xã hội là gì?

Triệu chứng cơ thể:

  • Xấu hổ, bẽn lẽn
  • Giọng nói, chân tay run
  • Toát mồ hôi, tay lạnh
  • Hoảng sợ
  • Căng cơ
  • Đau bụng
  • Đầu óc hỗn độn
  • Ngại nhìn thẳng vào mắt người khác

Triệu chứng nhận thức:

  • Sợ bị người khác chỉ trích, đánh giá
  • Lo ngại hoặc sợ bị người khác để ý
  • Cho rằng mọi người nghĩ mình yếu đuối, sợ sệt, dốt nát hay ngớ ngẩn
  • Sợ gặp người lạ
  • Sợ những người có quyền uy
  • Khó kết giao và duy trì mối quan hệ bạn bè

Các yếu tố nguy cơ

Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng các yếu tố di truyền và môi trường, thường xuyên có sự tương tác với nhau, là các yếu tố nguy cơ đối với chứng rối loạn lo âu. Các yếu tố cụ thể bao gồm:

  • Sự nhút nhát, hoặc ức chế hành vi trong thời thơ ấu
  • Là nữ
  • Có ít tài nguyên kinh tế
  • Đã ly hôn hoặc góa bụa
  • Tiếp xúc với các sự kiện căng thẳng trong cuộc sống ở tuổi thơ ấu và tuổi trưởng thành
  • Rối loạn lo âu ở các thân nhân gần gũi
  • Cha mẹ có lịch sử về rối loạn tâm thần
  • Tăng cortisol trong nước bọt vào buổi chiều

Chẩn đoán bệnh

Rối loạn lo âu xã hội thường bắt đầu từ khi còn nhỏ. Bác sĩ có thể chẩn đoán một người là mắc bệnh nếu người đó có triệu chứng ít nhất trong vòng ít nhất 6 tháng. Cụ thể, bệnh nhân có những triệu chứng sau:

  1. Sợ hãi hoặc lo sợ rõ rệt một hay một số tình huống xã hội mà ở đó cá nhân phải đối mặt với sự soi xét của người khác (ở trẻ nhỏ các biểu hiện sợ hãi phải được biểu hiện ở cả trong môi trường bạn bè).
  2. Cá nhân sợ rằng mình sẽ có những hành động, hoặc thể hiện sự sợ hãi của bản thân khiến mọi người đánh giá sai về mình.
  3. Tình huống ám sợ luôn gây ra những lo sợ, hoảng sợ tức thì.
  4. Cá nhân thường né tránh tình huống ám sợ, hoặc chấp nhận trải nghiệm tình huống ám sợ, hoặc chấp nhận trải nghiệm tình huống với sự sợ hãi tột bậc.
  5. Sự sợ hãi, lo sợ không phải do sự đáng sợ thực tế của tình huống gây ra.
  6. Sự sợ hãi, lo sợ hoặc né tránh thường kéo dài ít nhất 6 tháng.
  7. Sự né tránh, sợ hoặc lo sợ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt đời thường, công việc, học tập, quan hệ.
  8. Sự né tránh, sợ hãi không phải do phản ứng của thuốc gây ra hoặc sử dụng các chất gây kích ứng cơ thể.
  9. Sự sợ hãi, né tránh không phải là triệu chứng của những rối nhiễu khác (ví dụ OCD, PTSD,…)

Với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn tâm lý và nghiên cứu chuyên sâu, chúng tôi tự hào là Trung tâm tư vấn và trị liệu đứng đầu về uy tín, chất lượng tại Hà Nội. Khi con bạn gặp bất cứ khó khăn nào về tâm lý, vui lòng liên hệ:

Công ty CP Phát triển Giáo dục Tâm lý Á Châu

Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng Khoa học tâm lý-giáo dục Á Châu

Số 12B-TT10, ngõ 24 đường Nguyễn Khuyến – Văn Quán – Hà Đông- Hà Nội

Hotline: 091 298 67 93 Website:tamlyachau.vn  Mail: tamlyachau@gmail.com

Nguồn: tamlyachau.vn

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here