Cha mẹ làm gì khi con vào cấp 3 – Giải pháp cho những áp lực của con

Cấp 3 là quãng thời gian trẻ có sự thay đổi mạnh mẽ nhất. Bởi lẽ, lúc này sinh lý chưa ổn định, tâm lý căng thẳng vì chuẩn bị cho kì thi quan trọng trong đời. Vì vậy, sự giúp đỡ từ những người xung quanh đặc biệt là cha mẹ là điều vô cùng cần thiết với trẻ. Câu hỏi đặt ra là cha mẹ làm gì khi con vào cấp 3?

Cha mẹ làm gì khi con vào cấp 3?

danh-thoi-gian-lang-nghe-con
danh-thoi-gian-lang-nghe-con

Dành thời gian lắng nghe con

Lắng nghe con là cách tốt nhất để cha mẹ có thể hiểu và giúp đỡ con. Chỉ có cho con cơ hội trải lòng thì cha mẹ mới biết con đang gặp vấn đề gì. Việc lắng nghe con cũng giúp mối quan hệ giữa cha mẹ và con thân thiết hơn.

Khi vào cấp 3, trẻ sẽ có những mối quan tâm khác như: kết bạn mới, tham gia các hoạt động ngoại khoá, đi học thêm. Vì vậy mà thời gian dành cho bố mẹ sẽ ngày càng ít đi.

Lúc này, cách tốt nhất để trò chuyện là rủ con cùng làm việc gì đó. Bố có thể rủ con trai xem bóng đá hoặc chơi thể thao. Mẹ cùng con gái đi shopping, làm tóc. Nếu việc này diễn ra thường xuyên, con sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi ở bên bạn. Ban đầu con có thể im lặng, nhưng dần dần chúng sẽ cởi mở và bắt đầu kể cho bạn nghe mọi điều về trường lớp, cuộc sống.

Ngoài ra, một vài hoạt động khác để gia đình có thể dành thời gian cho nhau như đi ăn sáng hoặc cafe vào cuối tuần. Bạn hãy tạo ra một cuộc thảo luận nhỏ với những đề tài mà con hứng thú. Điều này giúp bố mẹ hiểu được quan điểm và suy nghĩ của chúng.

Không kì vọng quá nhiều vào con

Cha mẹ luôn hi vọng con đạt được nhiều thành tích tốt. Nhưng chính những kì vọng này của cha mẹ đã vô tình tạo áp lực cho con. Con sẽ luôn có gắng nỗ lực hết mình để đạt được mong đợi của cha mẹ, để thấy cha mẹ hài lòng. Có những trẻ thậm chí gặp stress vì kết quả học tập không được như mong muốn. Trẻ sợ thấy ánh mắt thất vọng của cha mẹ.

Vì vậy, cho mẹ chỉ nên khích lệ con chứ không nên đặt quá nhiều kì vọng vào con. Hãy để con tự do phát triển bản thân.

khong-ky-vong-qua-nhieu-vao-con
khong-ky-vong-qua-nhieu-vao-con

Luôn kiên nhẫn và tôn trọng con

Dậy thì là thời kỳ quá độ từ trẻ con thành người lớn. Ở độ tuổi này trẻ bắt đầu muốn thoát ra khỏi sự bao bọc của cha mẹ, muốn tự đưa ra quyết định; Ngay cả khi nó đi ngược lại với điều cha mẹ mong muốn.

Hơn bao giờ hết, phụ huynh cần lắng nghe tâm tư và nguyện vọng của con để có thể đưa ra những phân tích thấu đáo, giúp trẻ có cái nhìn toàn diện hơn. Mặt khác, bố mẹ có thể để con tự do trải nghiệm và rút ra bài học.

Nếu có tranh cãi, bạn cần giữ bình tĩnh và không nên phân đúng sai với con. Hãy chủ động ngừng cuộc nói chuyện. Khi cả hai đã nguôi giận, bạn hãy ngồi lại và nói chuyện thẳng thắn với con về những điều đã xảy ra. Việc này không chỉ giúp bạn hiểu được tâm lý của con mà còn giúp trẻ học được cách xử sự từ bạn. Từ đó, trẻ sẽ biết kiềm chế bản thân trong những tình huống không có bạn ở bên.

Hướng nghiệp cho con

Hướng nghiệp cho con cũng là một câu trả lời cho câu hỏi cha mẹ làm gì khi con vào cấp 3. Tuy nhiên, ở Việt Nam việc này lại chưa thực sự được phụ huynh coi trọng. Theo thống kê của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, mỗi năm có thêm hơn 200.000 sinh viên ra trường thất nghiệp. Lý do bao gồm việc các em chưa được trang bị những kỹ năng cần thiết, chọn sai ngành học…

Để trẻ có định hướng rõ ràng, hơn ai hết, phụ huynh là người hiểu con có điểm mạnh và điểm yếu nào, vì vậy sự tác động của bạn tới nghề nghiệp tương lai của con rất quan trọng. Đặc biệt, có thể cho chúng tham gia các hoạt động ngoại khoá phù hợp để có cơ hội va chạm, trải nghiệm thực tế.

Với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn tâm lý và nghiên cứu chuyên sâu, chúng tôi tự hào là Trung tâm tư vấn và trị liệu đứng đầu về uy tín, chất lượng tại Hà Nội. Khi con bạn gặp bất cứ khó khăn nào về tâm lý, vui lòng liên hệ:

Công ty CP Phát triển Giáo dục Tâm lý Á Châu

Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng Khoa học tâm lý-giáo dục Á Châu

Số 12B-TT10, ngõ 24 đường Nguyễn Khuyến – Văn Quán – Hà Đông – Hà Nội

Hotline: 091 298 67 93      Website:tamlyachau.vn  Mail: tamlyachau@gmail.com

Nguồn: tamlyachau.vn

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here