Các dạng động kinh thường gặp

Bất kỳ sự tổn thương hoặc thay đổi cấu trúc nào đó bên trong não bộ cũng đều có thể trở thành tác nhân gây rối loạn hoạt động điện và làm khởi phát cơn động kinh. Tùy vào từng vị trí của não bị ảnh hưởng mà sẽ có những biểu hiện khác nhau ở bên ngoài cơ thể.

dong-kinh
dong-kinh

Nhận biết được từng dạng động kinh sẽ giúp người bệnh có thể điều trị bệnh an toàn. Phòng tránh được những rủi ro xảy đến bất ngờ. Trong đó, có các dạng động kinh phổ biến ở người lớn và trẻ nhỏ:

Động kinh toàn thể (Generalized seizures)

Dạng động kinh toàn thể, còn gọi là động kinh cơn lớn. Đây là kết quả sự rối loạn hoạt động điện bất thường ở cả hai bán cầu não tại cùng một thời điểm. Động kinh toàn thể biểu hiện dưới 6 dạng chính bao gồm:

Động kinh co cứng – co giật toàn thân (Tonic and Clonic Seizures):

Dạng động kinh này khiến người bệnh bị mất ý thức kèm theo các triệu chứng co cứng, co giật trên toàn cơ thể ngay vào lúc bắt đầu xảy ra cơn động kinh. Cơn động kinh co cứng – co giật toàn thân thường xuất hiện với 4 giai đoạn:

Giai đoạn co cứng:

Thường xảy ra đột ngột trong 15 – 20 giây, người bệnh có thể chỉ kịp kêu lên 1 tiếng rồi ngã bất tỉnh ngay.

Bắt đầu các cơn co cứng, chân tay duỗi thẳng nhưng ngón tay gấp vào trong. Hoặc sắc mặt nhợt nhạt tím tái, hàm răng cắn chặt, hai mắt trợn ngược. Có thể ngưng thở trong vòng vài giây và người bệnh có thể không tự kiểm soát được đại tiểu tiện.

Giai đoạn co giật:

Kéo dài khoảng 2 – 3 phút. Toàn thân bất ngờ co giật liên tục theo từng nhịp, thân mình gấp hoặc ưỡn ra sau. Ban đầu cơn co giật mạnh nhưng sau đó giảm nhẹ, thưa dần và đi vào từng nhóm cơ bắp. Các cơ mặt cũng có thể bị giật, sùi bọt mép.

Giai đoạn hôn mê:

Sau khi hết co giật, các cơ giãn ra, người bệnh mất cảm giác và ý thức, họ nằm yên tưởng chừng như đang ngủ. Sau khoảng 1 – 2 phút sắc mặt trở lại bình thường, nhịp thở đều dần.

Giai đoạn thức tỉnh:

Người bệnh tỉnh dậy mà không biết điều gì đã xảy ra trước đó. Lúc này họ có thể cảm thấy mệt mỏi, tinh thần không ổn định và có thể ngủ thiếp đi sau đó.
Với một số trường hợp trước khi xuất hiện cơn động kinh, họ sẽ có những dấu hiệu cảnh báo trước. Chẳng hạn như đau nửa đầu, ảo giác, mất phương hướng, cảm giác ngứa ran. Mùi khét hoặc vị lạ khó chịu trong miệng, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, nôn, hồi hộp. Tính tình thay đổi trở nên cáu gắt vô cớ.

Động kinh vắng ý thức (Absence):

Giống như một luồng vô thức đi qua. người bệnh thường có những cái nhìn trống rỗng về phía trước trong 10 – 15 giây mà người bệnh không nhận biết được điều gì đã xảy ra với mình.

Ngoài ra một số dấu hiệu khác cũng dễ bị bỏ sót như hay giật mí mắt liên tục. Người bệnh có thể  đang nhai ngừng nhai hoặc dừng đột ngột các hành động. Hoặc làm rơi đồ vật trên tay không rõ lý do.

Khả năng học tập giảm sút có thể là dấu hiệu đầu tiên của tình trạng này. Giáo viên chính là người có thể sẽ nhận ra khi trẻ không có khả năng chú ý.

Dạng động kinh rung giật cơ (Myoclonic):

Dùng để chỉ tình trạng giật cơ bắp một cách đột ngột. Không tự chủ và nhanh chóng ở một phần cơ thể hoặc cả toàn thân. Nấc cũng là một dạng rung giật cơ. Hoặc cảm giác giật xuất hiện ngay trước khi vào giấc ngủ, sau khi ăn, lo lắng, căng thẳng…

Dạng động kinh co giật cơ (Clonic):

Lặp đi lặp lại liên tục trong vài giây hoặc một phút. Mặc dù không mất ý thức nhưng người bệnh không thể tự dừng hoặc kìm giữ cánh tay hoặc chân. Dạng này ít gặp hơn thể động kinh co cứng – co giật.

Dạng động kinh co cứng (Tonic):

Biểu hiện là cánh tay hoặc chân bị cứng lại đột ngột trong khoảng 20 giây. Thường xuất hiện trong khi ngủ, liên quan đến tất cả các vùng của não bộ và làm ảnh hưởng đến cả hai bên cơ thể.

Nếu co cứng cơ ở cổ. Người bệnh sẽ có biểu hiện đứng cố định ở tư thế thẳng đứng, đôi mắt mở lớn, hàm răng cắn chặt. Cơn co thắt các cơ hô hấp và bụng có thể dẫn đến một tiếng kêu the thé và ngưng thở trong giây lát.

Dạng động kinh mất trương lực cơ – Nhược cơ (Atonic):

Cơn động kinh xảy đến khiến cơ bắp đột nhiên mất hết sức lực kéo dài đến 15 – 30 giây. Mí mắt có thể sụp xuống, gật đầu về phía trước. Và có thể  buông bỏ hoặc đánh rơi đồ vật đang cầm trên tay, ngã khụy xuống trong khi vẫn còn ý thức.

Động kinh cục bộ (Partial Seizure)

Khoảng 60% số trường hợp mắc bệnh động kinh hiện nay là dạng động kinh cục bộ. Những cơn co giật thường đến bất ngờ, xuất phát từ rối loạn hoạt động tại một khu vực của bộ não và sau đó có thể lan tiếp sang khu vực khác.

dong-kinh-cuc-bo
dong-kinh-cuc-bo

Có hai loại động kinh cục bộ là dạng đơn giản và phức tạp:

Cơn động kinh cục bộ đơn giản (Simple Partial Seizure):

Bạn sẽ không bị mất ý thức trong một cơn động kinh cục bộ đơn giản, nó thường bắt đầu bằng các dấu hiệu sau:
Co giật ở ngón tay cái, ngón chân cái rồi lan rộng thêm đến cả cánh tay, chân. Ngửi thấy mùi hoặc có vị lạ trong miệng. Có thể kèm theo cảm giác khó chịu ở dạ dày hay chóng mặt. Luôn nghe thấy có âm thanh hay giọng nói của một ai đó mà không có thực, tê ngứa ở chân tay…
Một số động tác không tự chủ như chép miệng, lặp đi lặp lại một từ hoặc cụm từ khi nói, đứng dậy đi ra phía trước, cởi khuy áo không có mục đích. Một cảm giác sợ hãi, vui buồn, giận dữ, ảo giác đột ngột mà không có lý do.
Sau cơn động kinh, người bệnh có thể mất phương hướng trong vài phút nhưng vẫn nhớ những gì đã xảy ra.

Cơn động kinh cục bộ phức tạp (Complex Partial Seizure):

Với dạng này,bạn có thể bị mất ý thức tạm thời và không thể nhớ những gì đã xảy ra. Một cơn động kinh cục bộ phức tạp có thể kéo dài trong 1 hoặc 2 phút. Và được cảnh báo
bởi một số dấu hiệu báo trước như cảm giác lo lắng, buồn nôn…

Ngoài những biểu hiện tương tự như cơn động kinh cục bộ đơn giản, loại cục bộ phức tạp này còn có thể nhanh chóng chuyển sang dạng động kinh cơn lớn.

Với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn tâm lý và nghiên cứu chuyên sâu, chúng tôi tự hào là Trung tâm tư vấn và trị liệu đứng đầu về uy tín, chất lượng tại Hà Nội. Khi bạn gặp bất cứ khó khăn nào về tâm lý, vui lòng liên hệ:

Công ty CP Phát triển Giáo dục Tâm lý Á Châu

Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng Khoa học tâm lý-giáo dục Á Châu

Số 12B-TT10, ngõ 24 đường Nguyễn Khuyến – Văn Quán – Hà Đông – Hà Nội

Hotline: 091 298 67 93      Website:tamlyachau.vn  Mail: tamlyachau@gmail.com

Nguồn: tamlyachau.vn

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here