Kỹ năng phản đối cần thiết thế nào với trẻ

Phản đối không phải là điều xấu. Chúng ta muốn trẻ có khả năng diễn đạt những gì chúng không mong muốn một cách hiệu quả cũng như những  gì chúng mong muốn. Biết cách phản đối phù hợp với các chuẩn mực xã hội là một kỹ năng quan trọng. Việc trẻ hiểu và biết cách cư xử trước sự phản đối của người khác cũng quan trọng không kém. Những khó khăn trong việc thể hiện sự phản đối hoặc hiểu được sự phản đối của người khác thường dẫn đến những hành vi xấu. Do vậy, cha mẹ phải biết cách dạy cho trẻ những kỹ năng phản đối khi cần thiết.

dạy trẻ kỹ năng phản đối như thế nào
day-tre-ky-nang-phan-doi

Kỹ năng phản đối là gì?

Phản đối là sự chống lại, không tuân theo hoặc nghe theo điều mà mình không thích, không muốn.

Hành động phản đối rất dễ bị liên tưởng tới sự tức giận hoặc hành vi xấu bởi vì việc phản đối thường được thể hiện một cách giận giữ. Có thể trẻ thường xuyên chuyển từ sự phản đối sang nổi cáu, bởi vì những nỗ lực giao tiếp khác của trẻ cũng không mang lại hiệu quả. Câu hỏi đặt ra là: Liệu có phải trẻ thường xuyên phản đối bằng những hình thức chấp nhận nhưng lại không nhận được sự chú ý hay tôn trọng đúng mức từ những ngườu khác hay không? Trẻ có thường xuyên phản đối một cách tực giận và gây hấn vì đấy là những hình thức hiệu quả đối với trẻ hay không? Cần dạy cho trẻ kỹ năng phản đối như thế nào?

Dạy trẻ kỹ năng phản đối cho trẻ như thế nào?

Rất nhiều người thậm chí không hề nghĩ tới việc dạy trẻ cách phản đối bởi vì họ sợ rằng sẽ không thể kiểm soát được trẻ. Trên thực tế, người lớn sợ là họ sẽ mất quyền kiểm soát. Một điều quan trọng cần nhớ là ngay từ đầu trẻ tự kỷ đã chống đối rồi. Trẻ thể hiện sự chống đối dưới bất cứ hình thức mà bản thân đã sử dụng thành công trong những lần trước. Điều đó có nghĩa là trẻ thường xuyên sử dụng những hành vi mà chúng ta coi là xấu và không phù hợp.

day-tre-ky-nang-phan-doi

Mục tiêu ở đây là dạy cho trẻ một vài hình thức mà xã hội chấp nhận được và hiệu quả hơn để đạt được mong muốn của mình. Hãy nhớ rằng những trẻ có kỹ năng giao tiếp tốt hơn thường thể hiện sự phản đối một cách rất tự nhiên trong những hoạt động của mình.

Hãy nhớ rằng khi dạy trẻ kỹ năng phản đối bạn cần:

  • Dạy trẻ hiểu được sự phản đối từ những người khác
  • Biết cách ứng xử khi bị ai đó phản đối
  • Thể hiện sự phản đối một cách hiệu quả

Phụ huynh nên dạy các kỹ năng này đan xen cùng nhau. Khi trẻ  biết cách thể hiện sự phản đối của mình, trẻ mới hiểu rõ nào người khác hản đối và phản đối như thế nào.

Một số hình thức phản đối cha mẹ cần thiết dạy cho trẻ

Hình thức phản đối không có ngôn ngữ:

  • Lắc đầu thể hiện “không”
  • Nhẹ nhàng đẩy vật không thích hoặc người không thích ra
  • Giơ tay lên để ám chỉ “không”
  • Sử dụng cử chỉ
  • Bỏ đi
  • Trả lại đồ vật cho người khác
  • Nhăn mặt

Phản đối và đáp lại bằng lời

Có vô số lựa chọn đối với ngôn ngữ để phản đối. Dưới đây là một số ngôn ngữ phản đối điển hình biến đổi từ lịch sự cho đến “ngôn ngữ của giới trẻ”. Do vậy khi hướng dẫn trẻ cha mẹ nên chọn những cụm từ phù hợp để dạy, đặc biệt là với những trẻ có khó khăn trong vấn đề giao tiếp.

Ví dụ:

Bạn có thể nói gì khi ai đó làm phiền hoặc khi bạn không muốn thứ gì đó?

  • Tớ muốn ở một mình
  • Không
  • Không, cảm ơn.
  • Tớ không muốn
  • Làm ơn đừng làm như thế
  • Để tôi yên
  • Đi ra đi
  • Tránh xa tôi ra
  • Dừng làm thế
  • Tớ không quan tâm
  • Để lúc khác
  • ……………

Khi hướng dẫn trẻ cha mẹ có thể tìm thêm rất nhiều cụm từ để bổ sung vào danh sách. Điều quan trọng là tập trung vào dạy trẻ hiểu nghĩa và cách dùng. Câu nói đó có ý nghĩa gì? Những từ nào mình nên dùng trong ngữ cảnh đó…

Dạy trẻ cách diễn đạt bản thân khi muốn từ chối

  • Dạy trẻ những cụm từ có thể áp dụng trong nhiều tình huống. Nếu trẻ chỉ có khả năng học một số lượng từ hạn chế, hãy chọn cụm từ có thể ứng dụng nhiều nhất.
  • Dạy trẻ một vài cách ứng xử, giúp trẻ chọn những cụm từ phù hợp. Sẽ vô cùng giá trị nếu trẻ học được cách đánh giá tình huống và đưa ra lựa chọn phù hợp với hoàn cảnh
  • Dạy trẻ hiểu sự khác biệt giữa nói chuyện với người lớn và nói chuyện với đồng lứa.
  • Giúp trẻ hiểu rằng có nhiều mức độ của sự phản đối. Điều trẻ nên nói để dừng một tình huống làm phiền nho nhỏ sẽ rất khác với điều chúng cần nói khi đương đầu với một tình huống hết sức bực mình. Có sự khác nhau giữa việc cảm thấy hơi khó chịu và cảm giác vô cùng tức giận.

Với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn tâm lý và nghiên cứu chuyên sâu, chúng tôi tự hào là Trung tâm tư vấn và trị liệu đứng đầu về uy tín, chất lượng tại Hà Nội. Khi con bạn gặp bất cứ khó khăn nào về tâm lý, vui lòng liên hệ:

Công ty CP Phát triển Giáo dục Tâm lý Á Châu

Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng Khoa học tâm lý-giáo dục Á Châu

Số 12B-TT10, ngõ 24 đường Nguyễn Khuyến – Văn Quán – Hà Đông – Hà Nội

Hotline: 091 298 67 93 Website:tamlyachau.vn  Mail: tamlyachau@gmail.com

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here