Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và hạn chế nhại lời

Trẻ con thường học thông qua trò chơi và thông qua bắt chước người lớn (kể cả việc học ngôn ngữ). Chính vì vậy để dạy trẻ bạn cần thường xuyên chơi với con, nói nhiều để cho bé bắt chước, dạy bé nói các câu trả lời khi người lớn đặt câu hỏi. Bé 3 tuổi đã có khả năng bắt chước nói được những câu dài như vậy là bé đã có tiền đề ngôn ngữ khá tốt. Vấn đề nói ngọng hay chỉ biết bắt chước nhại lời mà chưa biết trả lời các câu hỏi thường xảy ra với các bé đang trong giai đoạn học nói. Tuy nhiên việc nhại lời lại diễn ra trong một khoảng khá dài đặc biệt là với trẻ tự kỷ. điều này lại khiến cho nhiều cha mẹ lo lắng việc trẻ nhại lời dập khuôn và không hiểu. Bài viết này sẽ hướng dẫn phụ huynh cách giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và hạn chế nhại lời trong giai đoạn học nói.

phat-trien-ngon-ngu-va-han-che-nhai-loi-cho-tre

Trẻ nhại lời thường ở 2 dạng:

  • Thứ nhất là trẻ chưa hiểu câu hỏi, chưa biết cách trả lời.
  • Thứ hai là trẻ thưởng xuyên nhại lại lời người khác dù biết câu trả lời.

Ở dạng thứ nhất khi trẻ chưa hiểu câu hỏi, chưa biết câu trả lời

Khi trẻ chưa hiểu câu hỏi và không biết trả lời như thế nào thì trẻ thưởng nhại lại câu hỏi của người khác như:

Mẹ: con gì đây?

Con: Con gì đây? Ở trường hợp này ta nên xem xét lại vấn đề nhận thức và trình độ của con đến đâu? Con đã có thể biết được con vật đó hay chưa (nhận thức), nếu con chưa thể ” lấy cho mẹ con hình con chó” thì đương nhiên trẻ cũng không thể trả lời được : con chó trong câu hỏi : con gì đây? được. Trong trường hợp này ta phải dạy trẻ ngôn ngữ tiếp nhận hay còn gọi là nhận thức trước đã rồi mới chuyển sang phần ngôn ngữ” trả lời câu hỏi” được. Điều này nghĩa là câu hỏi ta đưa ra cho trẻ cao hơn so với trình độ hiện tại của trẻ.

Ở dạng thứ 2: Trường hợp này con đã nhận biết và nói được

Thông thường khi mẹ hỏi trẻ:

Mẹ: Con gì đây?

Con: Con gì đây?

Mẹ: Con gì đây?

Con: Con gì đây- con bò

Ở trường hợp này, ta phải xác định xem con đã có thể nói được câu bao nhiêu từ?

Ví dụ:

Khi trẻ có thể nói được câu 2 từ:

M: Con gì đây – con bò ( Mẹ nói liền câu trả lời vào câu hỏi. Câu hỏi ” con gì đây?” mẹ nói nhanh và nói nhỏ còn câu “con bò” mẹ nhấn mạnh và nói to, rõ ràng hơn.

Trong trường hợp này, khả năng ghi nhớ và khả năng nói của con chỉ có thể nói từ đôi nên trẻ chỉ có thể nhớ được 2 từ trẻ nghe thấy gần nhất ( vuốt đuôi) và trẻ cũng chỉ có thể nói được câu 2 từ nên trẻ sẽ trả lời mẹ là ” Con bò”

M: Con gì đây – con bò

C: Con bò.

M: Đúng rồi, con bò, Con giỏi lắm ( nhớ động viên và khen ngợi con)

 Còn với trẻ đã nói được câu dài ” Câu 4,5 từ”

M: Con gì đây? C: Con gì đây? M: Con gì đây con bò

C: Con gì đây – con bò

– Trong trường hợp này chúng ta có thể thử như sau:

M: Con gì đây? Đây là con bò.

C: Đây là con bò. (Vì khả năng con chỉ có thể nói được câu 4,5 từ nên con không thể nhại được cả câu hỏi và câu trả lời của mẹ vào được nên con sẽ chỉ có thể trả lời là: Đây là con bò.

Trên đây chỉ là 1 vài cách chúng ta sửa nói nhại cho trẻ. Để trẻ không nói nhại lời chúng ta cần:

  • Không đưa câu hỏi khi con chưa nhận thức được về đối tượng được hỏi 1 cách chắc chắn ( Đưa yêu cầu phù hợp với khả năng của con).
  • Đa dạng câu hỏi để trẻ không bị nghe đi nghe lại 1 câu hỏi, trẻ nghe nhiều nên ghi nhớ câu hỏi và diễn ra tình huống rập khuôn (chỉ trả lời được câu hỏi khi nghe câu hỏi quen thuộc) VD: Con gì đây? trẻ trả lời được nhưng hỏi: Đây là con gì? thì trẻ lại không trả lời được.
  • Khi khả năng của con đã trả lời được câu hỏi, ngoài đưa câu hỏi đa dạng chúng ta cũng hạn chế đặt câu hỏi quá nhiều. Chúng ta có thể chỉ đưa tranh, vật, mô hình lên để trẻ tự nói tên.

VD:
M :Đưa hình con chó ( chỉ đưa và không nói gì)

C: Con chó.

_ Khi khả năng con tốt hơn nữa, chúng ta không nhất thiết chỉ đưa 1 tranh lên và hỏi con gì đây? hay chỉ đưa 1 bức tranh lên và để trẻ tự trả lời thì chúng ta có thể: Đặt 1 lúc 3,4,5 tranh ( vật ) lên bàn, chỉ vào các đồ vật để trẻ tự nói tên các đồ vật được chỉ…

Ngoài ra cha mẹ cần dạy con thông qua việc chơi với bé, hát, kể chuyện cho bé nghe và dạy con những kỹ năng phù hợp trong cuộc sống hàng ngày là rất tốt và phù hợp với trẻ. Cha mẹ nên duy trì phương pháp này và tăng dần mức độ cho phù hợp với độ tuổi của con.

Bên cạnh đó phụ huynh có thể giúp trẻ có sự phát triển ngôn ngữ tốt hơn bằng cách:

Giúp trẻ biết cách bày tỏ nhu cầu

Phụ huynh cần kiên nhẫn chờ đợi, khích lệ trẻ bày tỏ nhu cầu thay vì phỏng đoán và đáp ứng ngay (làm thay cho trẻ). Những hành vi bùng nổ, la hét, tự hành hạ (đập đầu, cào cấu, nằm lăn ra đất…) cũng chỉ là một loại “ngôn ngữ không lời” che giấu một nhu cầu, một ước muốn. Phụ huynh nên hết sức bình tĩnh để phân biệt các nhu cầu thực sự và những đòi hỏi, nhõng nhẽo quá đáng của trẻ. Cho trẻ biết đâu là giới hạn, sự cho phép và những điều không được phép làm với một ngôn ngữ không đe dọa hay mua chuộc.

huong-dan-tre-bay-to-nhu-cau

Phải biết nói không với những yêu cầu không thích hợp, đồng thời cũng cho phép trẻ có thể từ chối bằng lời nói hay những hành động đơn giản của mình, và cũng thông báo điều này cho mọi người có liên hệ với trẻ. Điều này sẽ giúp trẻ từ từ trở thành một chủ thể sáng tạo, biết tự quyết định, chọn lựa thay vì chỉ có những phản ứng máy móc, tự động, chỉ biết nhắc lại.

Hướng dẫn trẻ biết trả lời các câu hỏi

Giúp trẻ phát triển khả năng hình dung và tưởng tượng thông qua các câu hỏi gợi ý: Cái gì, ở đâu, thế nào, để làm gì, khi nào…

huong-dan-tre-biet-tra-loi-cau-hoi

Xây dựng mối quan hệ tốt và giúp trẻ biết chơi đùa với bạn bè

Vui chơi là một hoạt động rất quan trọng, qua các trò chơi trẻ có thể thiết lập mối quan hệ tốt với bố mẹ và bạn bè. Ngay cả trong các hoạt động hàng ngày cũng nên đưa vào những câu nói và ý tưởng như một trò chơi. Chẳng hạn, đố con lấy được cho mẹ hai cái chén sứ trong tủ chén? Đố con lên cầu thang trước mẹ… Trong các ngày nghỉ, lễ tết, sinh nhật hãy tạo điều kiện cho trẻ đến chơi các công viên, khu vui chơi hay mời các trẻ quen biết lại nhà chơi.

Cung cấp vốn từ cho trẻ

Cung cấp càng nhiều vốn từ cho trẻ càng tốt, khi trẻ hiểu được nhiều từ sẽ biết cách diễn đạt câu nói tốt hơn, thành thạo hơn.

Trong quá trình dạy trẻ bố mẹ đặc biệt lưu ý không nên quát mắng mà nên thường xuyên khen ngợi, động viên nếu trẻ nói đúng, trả lời đúng. Nếu trẻ trả lời sai thì bỏ qua và nhắc lại câu hỏi. Đừng hỏi nhiều và tản mạn, cần tập trung vào một chủ đề, ví dụ: các loại bánh, các loại đồ dùng trong nhà bếp, phòng ăn, phòng ngủ…

Với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn tâm lý và nghiên cứu chuyên sâu, chúng tôi tự hào là Trung tâm tư vấn và trị liệu đứng đầu về uy tín, chất lượng tại Hà Nội. Khi con bạn gặp bất cứ khó khăn nào về tâm lý, vui lòng liên hệ:

Công ty CP Phát triển Giáo dục Tâm lý Á Châu

Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng Khoa học tâm lý-giáo dục Á Châu

Số 12B-TT10, ngõ 24 đường Nguyễn Khuyến – Văn Quán – Hà Đông – Hà Nội

Hotline: 091 298 67 93 Website:tamlyachau.vn  Mail: tamlyachau@gmail.com

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here