Lý giải một số hành vi ở trẻ tự kỷ (phần 2) 

Không ít các bậc cha mẹ khác khó hiểu và đau đầu vì những hành vi ở trẻ tự kỷ. Bởi những hành vi này đặc biệt ảnh hưởng tiêu cực tới trẻ. Trong đó có sự phát triển ngôn ngữ, quan hệ xã hội, nhận thức và đời sống tâm lý của trẻ. Vậy những hành vi ở trẻ tự kỷ là do đâu?

Rối loạn về vận động – Hành vi chạy lao về phía trước

Một số trẻ tự kỷ có hành vi chạy lao về phía trước bất chấp nguy hiểm. Điều này gây cho phụ huynh cũng như những người xung quanh cảm giác lo sợ. Vậy vì sao trẻ tự kỷ lại có hành vi này?

Đa số trẻ tự kỷ đều gặp khó khăn về vận động. Trong đó có khoảng 1/3 số trẻ thuộc thể ì; khó hoạt hóa được hoạt động vận động của cơ thể trẻ; 2/3 số trẻ thường tăng năng động và khó khăn trong việc tự kiểm soát hành vi của mình; thêm vào đó là vấn đề khó khăn trong khả năng điều hòa cảm giác cơ thể. Do đó, một số hành động của trẻ dù người lớn thấy là nguy hiểm nhưng chính trẻ cũng không hiểu hay cảm nhận được sự nguy hiểm đó.

Hành vi chạy lao về phía trước là một trong nhiều hành vi biểu hiện sự rối loạn vận động ở trẻ tự kỷ. Ví dụ: Trẻ hay nhăn nhó, vỗ đập cánh tay, xoắn vặn bàn tay, đi nhón gót, nhảy, đi đều bước, lắc lư hoặc đu đưa thân mình, xoay đầu hoặc đập đầu xuống đất, vào tường, chạy chúi đầu về phía trước.

Các mốc trong quá trình phát triển vận động của trẻ tự kỷ có thể bị chậm hơn trẻ bình thường. Các em thường gặp khó khăn trong việc bắt chước các động tác. Nhiều trẻ rất hiếu động, nhưng sẽ giảm bớt khi đến tuổi thiếu niên. Một số trẻ có trạng thái căng cơ khi phấn khích hoặc khi quá chăm chú.

Các hành vi tự kích thích ở trẻ tự kỷ

Cha mẹ có con tự kỷ thường có câu hỏi: “Tại sao con tôi có hành vi như vậy?” ( hay đập đầu vào tường, vẫy tay liên tục trước mắt …). Đây là những hành vi hay gặp ở trẻ tự kỷ, nó gọi là hành vi tự kích thích. Dước đây là sự phân chia về các hành vi này:

  • Thị giác: Nhìn chằm chằm vào bóng, các vât phát sáng, nheo mắt liên hồi, vỗ tay
  • Xúc giác: Hay dùng tay, các vật tự chà hoặc cấu vào da
  • Vị giác: Hay nếm, liếm đồ vật hoặc ăn cát, đinh, giấy
  • Thính giác: Đập vào tai, bật các ngón tay để tạo ra âm thanh, phát ra âm thanh từ miệng
  • Tiền đình: Hay đu người ra trước, sau, hai bên, đứng nhìn quạt quay hàng giờ
  • Khứu giác: Ngửi bất kỳ đồ vật hay người

    hanh-vi-o-tre-tu-ky
    hanh-vi-o-tre-tu-ky

Người bình thường cảm nhận và hiểu về môi trường thông qua giác quan. Họ cũng có các hành vi tự kích thích. Ví dụ khi cố gắng khiến mình tỉnh táo hoặc bình tĩnh lại, một số người sẽ đưa tay chạm vào vòng cổ. Còn với trẻ tự kỷ, do khả năng khám phá và cảm nhận môi trường bị rối loạn. Nên trẻ sẽ có hành vi tự kích thích khi những nhu cầu về cảm giác mà không được đáp ứng. Những kích thích về giác quan sẽ giữ não bộ trẻ tỉnh táo và hoạt động ở mức tối ưu. Khi trẻ không được kích thích đủ, trẻ sẽ cần những kích thích mạnh hơn để cảm thấy tỉnh táo.

Ngược lại, khi trẻ bị quá tải, những kích thích có nhịp điệu và đều đặn như lắc lư qua lại sẽ giúp trẻ lấy lại bình tĩnh. Ví dụ trong phòng, trẻ tập trung vào ánh đèn, cánh quạt, tiếng sột soạt của giấy. Các âm thanh này đối với trẻ đều to như nhau và trẻ không thể lọc được để có thể tập trung vào một thứ cụ thể. Khi này trẻ có thể sẽ vẫy tay trước mắt để tập trung lại, không nhìn lung tung. Như vậy, hành động vẫy tay trước mắt của trẻ là hành vi tự kích thích. Vậy các hành vi này sẽ có nhiều hình thức và mục đích khác nhau. Nó tùy thuộc và hoàn cảnh và trạng thái của trẻ.

Trẻ tự kỷ thường có tư thế ngồi kiểu chữ W

Theo bác sĩ nhi khoa McNamara, sở dĩ trẻ nhỏ không hẳn là trẻ tự kỷ thích ngồi kiểu chữ W bởi nó khiến trẻ có cảm giác thăng bằng và dễ vận động. Khi ngồi như vậy, trẻ cảm thấy rất tiện để chơi đồ chơi.  Vì khi trẻ với đồ cũng không bị ngã người, chuyên tâm hơn vào việc chơi. Đặc biệt với trẻ tự kỷ, khi hệ vận động hay cảm giác của trẻ đang bị rối loạn thì hành vi ngồi này sẽ “giúp” trẻ ngồi tốt nhất cho các hoạt động. Do đó đây là hành vi hay gặp ở trẻ tự kỷ nhất. Tuy nhiên, tư thế này lại ẩn chứa nhiều hiểm họa không ngờ đối với trẻ em.

Đầu tiên, nếu trẻ ngồi kiểu chữ W quá lâu chân trẻ sẽ phát triển cong, khuềnh hay lúc đi đứng có dáng chân hình chữ X.

tre-tu-ky-thuong-ngoi-chu-W
tre-tu-ky-thuong-ngoi-chu-W

Thứ hai, do việc tiện lợi giúp trẻ chơi và giữ thăng bằng “quá tốt” nên trẻ dễ gặp phải các vấn đề về cân bằng, phối hợp. Ngoài ra nó còn hạn chế kĩ năng vận động đòi hỏi phải sử dụng những loại cơ lớn. Nó sẽ làm mất đi sự phối hợp giữa các nhóm cơ vận động trong cơ thể trẻ. Điều này có thể sẽ dẫn đến sự kém phát triển về hệ thần kinh, đặc biệt là não bộ.

Nhiều nghiên cứu khoa học còn cho thấy, nếu thường xuyên ngồi kiểu này còn khiến trẻ giảm sự chú ý trong việc tiếp nhận kiến thức. Vì lúc này trẻ bị bắt buộc phải ngồi học một cách ngay ngắn. Điều này sẽ khiến trẻ tự kỷ khó có thể hòa nhập với cộng đồng nhất là trong lớp học.

Một số cách thức điều chỉnh những hành vi ở trẻ tự kỷ

Cha mẹ có thể tìm hiểu một số bài tập vận động và điều hỏa cảm giác cho trẻ. Những bài tập này giúp trẻ có thể kiểm soát hành vi và tăng cường kích thích cảm giác. Điều này sẽ khiến trẻ cảm nhận được môi trường hay không gian xung quanh mình hơn.

Cha mẹ hướng dẫn trẻ về mặt hành vi: ở đâu, lúc nào hành vi phù hợp, được cho phép. Cha mẹ sẽ cần làm đi làm lại và luyện tập với trẻ nhiều lần, nên cần kiên nhẫn. Khi trẻ xuất hiện hành vi tự kích thích, cha mẹ có thể chuyển hoạt động khác nhằm thu hút trẻ như vận động nhẹ.

Cha mẹ chú ý dạy con hiểu sự khác biệt và tầm quan trọng giữa các kiểu ngồi. Ví dụ ngồi xòe hai chân ra ngoài và ngồi khoanh chân. Đây là kiểu ngồi với vị trí trái ngược với kiểu chữ W và cũng là vị trí phù hợp để các cơ thân, hông và đầu gối phát triển. Vì kiểu ngồi này vừa thăng bằng lại tốt cho sức khỏe và khả năng nhận thức, học tập của trẻ.

Kết luận

Để có thể sát cánh con, phụ huynh hãy kiên nhẫn tìm hiểu được những ý nghĩa đằng sau hành vi ở trẻ tự kỷ. Nó sẽ giúp phụ huynh thấu hiểu và hỗ trợ cho con mình tốt hơn. Không ai là người hỗ trợ hiểu quả bằng chính cha và mẹ của trẻ. Hãy cùng đồng hành để trẻ tự kỷ có thể hòa nhập cộng đồng một cách tốt nhất.

Với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn tâm lý và nghiên cứu chuyên sâu, chúng tôi tự hào là Trung tâm tư vấn và trị liệu đứng đầu về uy tín, chất lượng tại Hà Nội. Khi con bạn gặp bất cứ khó khăn nào về tâm lý, vui lòng liên hệ:

Công ty CP Phát triển Giáo dục Tâm lý Á Châu

Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng Khoa học tâm lý-giáo dục Á Châu

Số 12B-TT10, ngõ 24 KĐT Văn Quán- Nguyễn Khuyến – Hà Đông- Hà Nội

Hotline: 091 298 67 93 Website:tamlyachau.vn  Mail: tamlyachau@gmail.com

Nguồn: tamlyachau.vn

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here