Kỹ thuật giữ bình tĩnh cho trẻ (phần 2)

Tiếp tục với những kỹ thuật giữ bình tĩnh cho trẻ.

ky-thuat-giu-binh-tinh-cho-tre

Giữ bình tĩnh ở đây là sự vỗ về yêu thương hoặc đưa trẻ vào không gian yên tĩnh để trẻ dịu lại và giới thiệu cho trẻ một trò chơi mới. Hoặc một hoạt động mới. Chúng ta cần tránh không cho trẻ thứ trẻ muốn khi trẻ yêu cầu bằng cách ăn vạ. Nhưng khi trẻ bình tĩnh rồi, ta có thể cho trẻ thứ đó. Chúng ta cũng không đàm phán khi cơn bùng nổ của những cảm xúc tiêu cực lên cao, mà đợi đến lúc cân bằng trở lại. Dưới đây là những những kỹ thuật giữ bình tĩnh cho trẻ khác mà bố mẹ cần nắm để hướng dẫn con ứng phó và thích ứng với các tình huống.

6. Giảm số lượng người xung quanh

Vì sao cần giảm số lượng người xung quanh khi trẻ mất tình tĩnh. Thông thường thường những trẻ có vẻ không để ý đến bạn cùng lớp và người xung quanh lại sẽ đặc biệt chú ý đên những người này khi chúng ở trong tình trạng căng thẳng. Một vài trẻ thấy tốt hơn khi được tách khỏi đám đông. Chúng có thể cảnh báo mình sẽ dùng hành vi xấu như là một cách thức để thoát ra khỏi môi trường đó. Hãy làm những gì có thể để loại bỏ bớt sự hiện diện của những người xung quanh vì điều này có thể làm gia tăng những hành vi xấu của trẻ.

giam-so-luong-nguoi-xung-quanh
giam-so-luong-nguoi-xung-quanh

7. Tránh những tổn thương thân thể

Không để trẻ, người chăm sóc hay những người khác bị đau.

Khi trẻ đang có hành vi xấu, chúng ta có xu hướng sử dụng sức mạnh để kiểm soát trẻ. Hãy cân nhắc thấu đáo khi sử dụng lựa chọn này. Việc thay đổi tình huống bằng cách chỉ dẫn cho trẻ biết phải làm gì đôi khi sẽ là một giải pháp dễ dàng. Mọi người thường tiến lại gần hơn hoặc cầm tay hướng dẫn trẻ, ví dụ như:

  • Dắt trẻ ra chỗ khác
  • Giúp trẻ làm một hành động nào đó
  • Đưa trẻ ra khỏi tình hương
  • Thay đổi vị trí của trẻ
  • Loại bỏ đồ vật gây ra hành vi
  • Cố gắng chấm dứt những hành động gây gổ mang tính bạo lực

Sử dụng sức mạnh kiểm soát một cách hợp lý

Đôi khi bạn buộc trẻ đi ra chỗ khác để tránh những tổn thương thân thể. Nhiều lúc, sử dụng sức mạnh để kiểm soát hoặc hướng dẫn trẻ là hợp lý. Trong những tình huống khác lại không cần thiết, mà thậm trí còn có thể khiến mâu thuẫn leo thang.

Hãy quan sát cẩn thận xen chuyện gì đang xảy ra. Hãy lưu ý đến không gian cá nhân của trẻ. Thường trẻ sẽ cần một không gian riêng lớn hơn khi chúng đang gặp những khó khăn nghiêm trọng thay vì nhảy bổ vào và dùng sức mạnh cơ bắp. Một cách tiếp cận có thể sẽ hiệu quả hơn là lùi lại để dành cho trẻ một khoảng không gian giúp chúng lấy lại sự kiểm soát bản thân. Sau đó, trẻ sẽ sẵn sàng làm theo yêu cầu.

Làm gì khi người chăm sóc bị đau

Có nhiều trường hợp những người chăm sóc sẽ bị đau. Điều này đặc biệt phổ biến với những người mới vào nghề. Đó là những ví dụ về những tai nạn nghề nghiệp” như bị cắn xe, cào cấu, húc đầu và những dạng bùng nổ khác của trẻ. Điều này không nên xảy ra. Nếu có người bị tổn thương hơn một lần hoặc vô tình bị tổn thương trong những tình huống không đáng có thì chắc chắn một khâu nào đó cần phải được thay đổi ngay lập tức. Đây là lúc phải thảo luận lại và đưa ra một kế hoạch mới để quản lý hành vi.

Có những lúc việc sử dụng hành động để nhắc trẻ hoặc đưa trẻ ra khỏi hoàn cảnh là một phần của kế hoạch can thiệp.

Một vài lưu ý rằng:

  • Trong lúc căng thẳng, những trẻ nhảy cảm với sự tiếp xúc sẽ trở nên nhạy cảm hơn. Trẻ sẽ sử dụng vũ lực để tránh bị người khác động vào hoặc bị nhốt.
  • Thường trẻ cần thêm không gian cá nhân khi đang ở trong tình huống khó khăn. Tiếp cận quá gần để cầm tay hướng dẫn lại có thể là nguyên nhân gây ra những hành vi bùng nổ.
  • Bởi vì, khả năng hiểu của trẻ nhỏ tuổi chưa tốt, việc kiểm soát chúng bằng những động chạm của cơ thể khi hành vi bùng nổ là một phản xạ tự nhiên. Việc ôm trẻ, bế trẻ lên, hoặc đưa chúng ra chỗ khác là những phản ứng rất bản năng. Cần nhớ rằng, có những kỹ thuật có hiệu quả cao đối với trẻ tiền tiểu học nhưng lại không hợp lý đối với những trẻ lớn tuổi hơn. Hãy chắc chắn rằng, chương trình can thiệp xử lý hành vi của bạn được tiến hành theo hướng sử dụng kỹ thuật tương ứng và phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Cộng cụ hành ảnh thường là lựa chọn hiệu quả.

8. Nhắc trẻ nhiệm vụ phải làm rồi…chờ đợi

Cha mẹ hoặc người hướng dẫn cần quan sát trẻ. Có thể bạn cần truyền đạt lại yêu cầu một vài lần nữa. hãy sử dụng hình ảnh để nhắc nhở trẻ về nhiệm vụ. Sự nhắc nhở không nhất thiết phải dùng ngôn ngữ nói. Đơn giản là hãy di chuyển công cụ hình ảnh hoặc đồ vật hoặc chỉ vào vật một lần nữa là đủ. Tránh tấn công trẻ bằng cách lặp đi lặp lại liên tục yêu cầu bằng ngôn từ.

nhac-nho-tre-va-cho-doi

9. Khi trẻ đã bình tĩnh, hãy hướng dẫn trẻ thực hiện hành vi đúng

Hãy thương lượng với trẻ để chấm dứt tình huống theo cách có thể chấp nhận được. Đây là lúc dạy cho trẻ những hành vi phù hợp để thay thế cho những hành vi xấu.

  • Giúp trẻ diễn đạt những thông tin phù hợp đối với tình huống
  • Cho trẻ thấy những điệu bộ, cử chỉ, hình ảnh, hoặc dạy chúng những từ ngữ cần thiết.
  • Cho trẻ một lựa chọn
  • Hướng trẻ sang hoạt động khác.
  • Hướng dẫn trẻ hoàn thành hoạt động đang bị bỏ dở trước khi bùng phát hành vi.

10. Xem lại, Đánh giá lại, Củng cố và Tập hợp lại

  • Xem lại tình huống… Điều gì đã xảy ra? Tại sao?
  • Đánh giá lại cách xử lý của bạn
  • Củng cố cách xử lý với sự giúp đỡ của người khác hoặc kỹ thuật khác cho lần sau khi tình huống phát sinh.
  • Tập hợp nhóm lại, thở sâu (1 hoặc 10 lần) rồi tiếp tục bài học.

Trẻ em cũng có thể học cách tự kiềm chế và giữ bình tĩnh từ khi còn rất nhỏ. Ban đầu mục đích chỉ để thư giãn và ngăn chặn sự tức giận. Khi lớn lên, những bài tập này sẽ giúp trẻ làm việc bằng những phương pháp lành mạnh thay vì lãng phí thời gian bực bội, khó chịu. Vì vậy rèn luyện sự bình tĩnh cho trẻ là rất quan trọng trong việc giáo dục nhân cách sau này. Hy vọng hai phần của kỹ thuật giữ bình tĩnh cho trẻ trên đây sẽ giúp cha mẹ và người hướng dẫn có hướng hỗ trợ và can thiệp với trẻ một cách phù hợp.

Với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn tâm lý và nghiên cứu chuyên sâu. Chúng tôi tự hào là Trung tâm tư vấn và trị liệu đứng đầu về uy tín, chất lượng tại Hà Nội. Khi con bạn gặp bất cứ khó khăn nào về tâm lý, vui lòng liên hệ:

Công ty CP Phát triển Giáo dục Tâm lý Á Châu

Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng Khoa học tâm lý-giáo dục Á Châu

Số 12B-TT10, ngõ 24 đường Nguyễn Khuyến – Văn Quán – Hà Đông – Hà Nội

Hotline: 0912 986 793

Website:tamlyachau.vn  Mail: tamlyachau@gmail.com

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here