Tại sao cần đặt ra kỷ luật cho trẻ

Những đứa trẻ có kỷ luật rất quan tâm tới sức khỏe tinh thần và thể chất của mình. Có nhiều cách để kỷ luật trẻ. Và cha mẹ có thể lựa chọn một số cách kỷ luật để giúp trẻ học hỏi và trưởng thành. Cách kỷ luật cần đảm bảo rằng trẻ phát triển được 6 kỹ năng sống cần thiết để trở thành người tốt.

Đôi khi, cha mẹ cảm thấy tội lỗi và lo lắng rằng con bạn sẽ nổi điên lên khi cha mẹ kỷ luật chúng. Thật không may, nếu không có kỷ luật phù hợp với lứa tuổi. Trẻ có thể không có được các kỹ năng cần thiết trong cuộc sống sau này. Bạn nên là cha mẹ của trẻ chứ không phải là bạn của trẻ.

Cộng việc của cha mẹ là không phải đảm bảo trẻ có một thời kỳ ấu thơ dễ chịu. Thay vì vậy, cha mẹ thành công có sự tự tin rằng trẻ đã sẵn sàng bước vào thời kỳ trưởng thành. Khi trẻ có kỷ luật cần thiết. Trẻ sẽ học các kỹ năng cần thiết để trở thành người có tinh thần trách nhiệm.

Kỷ luật giúp trẻ kiểm soát sự lo sợ

Dù bạn có tin hay không, nhưng trẻ không muốn chịu trách nhiệm. Trẻ thường thử các giới hạn chỉ để đảm bảo rằng cha mẹ có thể giữ cho chúng an toàn. Khi cha mẹ đưa ra những hậu quả kèm theo hành vi của trẻ. Điều đó sẽ giúp trẻ trưởng thành và học hỏi.

kiểm soát lo sợ

Trẻ có cha mẹ dễ dãi đôi khi cảm thấy lo lắng. Bởi vì trẻ đang phải kiểm soát các quyết định của mình. Trẻ biết rằng trẻ không có khả năng đưa ra các lựa chọn tốt. Và muốn học hỏi từ người lớn. Thiếu sự hướng dẫn và sự giúp đỡ từ phía cha mẹ có thể có xu hướng khiến trẻ gặp nhiều lo lắng.

Kỷ luật dạy trẻ cách đưa ra những lựa chọn tốt

Kỷ luật phù hợp dạy trẻ cách đưa ra những quyết định tốt. Ví dụ, khi trẻ bị tước mất đặc quyền đi xe đạp bởi lái xe xuống lòng đường. Trẻ có thể học cách lựa chọn an toàn hơn vào lần tới khi đi xe đạp.

Quyết định lạnh mạnh cho trẻ cơ hội suy nghĩ về hành vi của mình. Và biết các giải pháp thay thế các vấn đề. Trẻ cần học các kỹ năng giải quyết vấn đề. Để trẻ có thể nhận biết được các hậu quả có khả năng xảy ra khi trẻ hành động.

Điều quan trọng là cần phân biệt sự khác nhau giữa hậu quả kèm theo và trừng phạt. Khi bạn áp dụng các cách kỷ luật phù hợp với lứa tuổi với những hậu quả phù hợp. Trẻ sẽ học hỏi được từ những sai lầm của mình. Tuy nhiên, trừng phạt thường có xu hướng dạy trẻ rằng. Bố mẹ là người có quyền lực hoặc trẻ sẽ học cách “trốn” khi mắc lỗi.

Kỷ luật dạy trẻ kiểm soát cảm xúc

Kỷ luật giúp trẻ học cách kiểm soát cảm xúc theo cách tích cực. Ví dụ, khi trẻ được cách ly sau khi đánh em. Trẻ sẽ học được một kỹ năng có giá trị để giúp trẻ kiểm soát sự tức giận trong tương lai. Mục tiêu là trẻ biết cách tự tách mình ra khỏi tình huống mỗi khi buồn.

Các cách kỷ luật khác như khen ngợi, cũng có thể dạy trẻ cách giải quyết các cảm xúc của mình. Ví dụ, bạn có thể nói với trẻ: “Con xếp tháp rất chăm chỉ mặc dù hơi khó. Cứ tiếp tục công việc này nhé”. Điều đó có thể thúc đẩy trẻ vượt qua sự thất vọng và cố gắng không bỏ cuộc.

kỷ luật
kỷ luật

Phớt lờ hành vi chọn lọc cũng là cách dạy trẻ kiểm soát cảm xúc của mình. Khi cha mẹ phớt lờ cơn tức giận của trẻ. Trẻ sẽ học được rằng đó không phải là cách tốt để nhận được thứ mình muốn. Phớt lờ các hành vi khác, như lải nhải chẳng hạn. Cũng chỉ ra rằng những hành vi gây sự chú ý không có hiệu quả. Và trẻ cần tìm cách khác để đáp ứng các nhu cầu của mình khi buồn.

Kỷ luật giúp cho trẻ an toàn

Mục tiêu cuối cùng của kỷ luật là giúp trẻ an toàn. Điều này bao gồm những vấn đề an toàn chính, như nhìn cả hai chiều khi sang đường. Có những hậu quả kèm theo dành cho trẻ khi trẻ không thực hiện các chỉ dẫn an toàn phù hợp.

Kỷ luật cũng chỉ ra những nguy cơ về sức khỏe khác. Như ngăn chặn tình trạng béo phì. Nếu bạn để trẻ ăn bất cứ thứ gì trẻ muốn vào mọi lúc. Thì điều này sẽ khiến trẻ gặp rủi rõ nghiêm trọng về sức khỏe. Bởi vì trẻ không biết đưa ra những lựa chọn có lợi cho sức khỏe của mình khi không có sự hướng dẫn của người lớn.

Khi cha mẹ có cách kỷ luật quyết đoán và nói với trẻ những lý do khi áp dụng các nguyên tắc này. Điều đó sẽ giúp trẻ xem xét các khía cạnh an toàn. Ví dụ, thay vì nói “Bây giờ thì con con ngồi” khi trẻ nhảy trên giường. Bạn có thể để trẻ biết rằng nhảy trên giường không an toàn. Và trẻ có thể bị ngã đau nếu tiếp tục làm như vậy. Điều này dạy trẻ biết VỀ những nguy cơ có thể xảy ra trong các tình huống khác.

Với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn tâm lý và nghiên cứu chuyên sâu, chúng tôi tự hào là Trung tâm tư vấn và trị liệu đứng đầu về uy tín, chất lượng tại Hà Nội. Khi con bạn gặp bất cứ khó khăn nào về tâm lý, vui lòng liên hệ:

Công ty CP Phát triển Giáo dục Tâm lý Á Châu

Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng Khoa học tâm lý-giáo dục Á Châu

Số 12B-TT10, ngõ 24 đường Nguyễn Khuyến – Văn Quán – Hà Đông- Hà Nội

Hotline: 091 298 67 93 Website:tamlyachau.vn

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here