Luyện phát âm chuẩn cho trẻ như thế nào?

Để phát triển ngôn ngữ ở trẻ là cả một quá trình dài. Để trẻ có thể nói một cách rõ ràng và phát âm tròn chỉnh liên quan đến rất nhiều yếu tố khác nhau trong đó bao gồm cả về bộ máy phát âm, cách đặt vị trí các âm vị. Việc luyện phát âm chuẩn cho trẻ đòi hỏi về sự linh hoạt của bộ máy phát âm.

Bộ máy phát âm

Bộ máy phát âm của người gồm 13 bộ phận đó là khoang yết hầu, khoang miệng, khoang mũi, môi, răng, lợi, ngạc cứng, ngạc mềm, lưỡi con, đầu lưỡi, mặt lưỡi trước, mặt lưỡi sau, nắp họng.

Khi phát âm không khí từ phổi đi ra thanh hầu làm dây thanh rung động và tạo ra những sóng có tần số khác nhau; những sóng âm với tần số này sẽ được cộng hưởng ở các khoang phát âm (Khoang miệng, khoang mũi, khoang yết hầu). Sự khác biệt giữa các khoang phát âm ở mỗi người tạo nên những âm sắc khác nhau mà ta thường gọi là những giọng nói khác nhau.

Để việc phát âm một cách tròn chỉnh và chính xác thì việc luyện tập các cơ: như cơ hàm, môi, lưỡi,.. cho trẻ là rất quan trọng

Luyện phát âm chuẩn cho trẻ – Luyện cơ hàm, môi và lưỡi

Tập cơ hàm

Để nói được trước tiên cơ hàm của con phải hoạt động đúng cách, có chủ đích.

1. Cập răng

Cha mẹ dạy con phải biết cập răng (nhấc hai hàm răng cập vào nhau). Mẹ ngồi trước mặt con rồi làm mẫu cho con. Yêu cầu con nhìn vào mẹ để bắt chước hoặc cùng làm trước gương để con nhìn và làm theo.

2. Đẩy hàm dưới qua lại hai bên

Trước tiên, yêu cầu con há miệng rồi từ từ đưa hàm dưới qua hai bên. Hãy làm thật chậm rồi nhanh dần để con chú ý và làm theo.

4. Cắn môi dưới

Hàm trên cắn nhẹ vào môi dưới rồi nhanh chóng bật môi dưới ra khỏi hàm răng giống như khi phát âm âm “v”.

Tập cơ môi

Môi cần phải được chuyển động đúng cách để bật được âm chuẩn, tránh trường hợp nói ngọng, nói không rõ từ.

1. Chu môi

Các cha mẹ hãy luôn làm mẫu cho con trước: dạy con cách chu môi lên như khi phát âm âm.

Ví dụ: “u” hoặc “su su”, máy bay kêu “vù vù”. Mẹ có thể làm máy bay hoặc chơi máy bay – luôn có vật, tranh ảnh để con tương tác.

2. Tròn môi:

Rất nhiều bạn nói không rõ từ do không biết làm tròn môi, môi lúc nào cũng chỉ trong một trạng thái “rộng vành”. Vì vậy trước tiên mẹ dạy con cách làm tròn môi như âm “o” hoặc làm con gà gáy “ò ó o” để trẻ làm theo và bật âm ra.

3. Mím môi:

Trẻ phải biết mím môi để uống nước, hút sữa… Trước tiên mẹ dạy con mím môi vào tờ giấy, thìa… rồi mở môi để tờ giấy, thìa rơi xuống hoặc có thể cùng con hút, thổi ống nước để con thích thú học theo. Mẹ làm động tác gọi gà “bập bập” để con làm theo.

4. Phồng má:

Cha mẹ hoặc người hướng dẫn có thể dạy con phồng má để lấy hơi.

Tập cơ lưỡi

Khi lưỡi hoạt động tốt thì trẻ mới có thể nói tốt. Vì vậy, Trung tâm  xin gợi ý các phụ huynh một số các trò chơi giúp trẻ luyện cơ lưỡi.

tap-co-luoi
tap-co-luoi

1. Thò – thụt lưỡi

Mẹ ngồi trước con rồi làm động tác thò thụt lưỡi từ chậm đến nhanh dần. Mẹ có thể “dụ” con làm bằng cách thò lưỡi ra và sau đó đặt lên lưỡi thứ mà con thích ăn nhất đề con học theo mẹ và làm theo để được cái mà con đang muốn.

2. Đá lưỡi sang hai bên

Tương tự như các cách làm trên, mẹ đá lưỡi sang hai bên từ chậm đến nhanh để con làm và học theo.

3. Liếm môi trên/dưới

Mẹ có thể bôi ngọt hoặc cái gì đó dính lên hai môi để con liếm môi.

Dạy trẻ phát âm đơn giản và khuyến khích phát âm

Để giúp con nói cũng như rèn luyện để con nói rõ, các bậc phụ huynh không chỉ giúp con luyện cơ môi – hàm mà còn cần có một số các bài tập cũng như phương pháp phù hợp khuyến khích trẻ phát âm.

Dạy phát âm đơn giản

Cha mẹ nên dạy con bắt đầu từ 5 nguyên âm O, E, A, U, I cả khẩu hình và âm để con dễ bật âm hơn:

O: tròn môi

E: lưỡi đè nhẹ lên phần trong môi trên

U: chu môi

A: há rộng miệng

Khuyến khích phát âm

Khi tương tác với con mẹ tạo tình huống để phát ra các âm thanh quen thuộc giúp con có cơ hội bật được âm nhanh hơn như đưa tay lên miệng “oa oa”, gọi gà “bập bập”, “lêu lêu”, “ê ê”, tặc lưỡi…

Bắt đầu các âm dễ với con như “và”, “vi vu”, “bơ”, “mơ”, “bà”, “ba”…

luyen-phat-am
luyen-phat-am

Cho con đọc thơ, hát vuốt đuôi theo bài hát. Khi đến các từ cuối của câu thơ, câu hát mẹ nói to, rõ các âm đó dần dần mẹ nên chừa một khoảng trống (3-5s) ra để con nói vuốt đuôi từ đó theo mẹ vd: “hai vây xinh xinh” thì từ “xinh xinh” mẹ hát to, rõ từ rồi một thời gian sau khi hát đến từ đó mẹ chừa một khoảng trống ra để con nối từ vào. Mẹ nên nhớ rằng khi đọc thơ hay hát mà chú trọng bật âm cho trẻ thì ở những từ cuối của câu me phải nhìn vào mắt con để con giao tiếp mắt và để con bắt chước khẩu hình của mẹ để bật âm.

Khi tương tác với con ở các động từ, các danh từ các mẹ nên nhấn mạnh vào từ cần truyền đạt một phần là để con hiểu rõ yêu cầu một phần là để con nghe rõ và bắt chước theo các từ đó (từ khóa). Hãy bắt đầu bằng các từ đơn giản, gần gũi và không có dấu, những từ có 1, 2 âm tiết để con dễ bật âm hơn.

Ngoài các kỹ thuật luyện âm trên thì các bài tập phục hồi chức năng như:

Các bài tập liên quan được áp dụng cho phần cơ môi, lưỡi, hàm cũng cần phải được thực hiện đồng thời và kiên trì hàng ngày. Đó là:

* Chườm nóng – lạnh

Chườm nóng – lạnh vùng cằm; hàm; góc hàm: nhất là với những bé xúc giác nhiễu loạn( cắn môi, thích cọ mặt, môi vào các vật cứng, thô ráp; cơ mặt thỉnh thoảng bị giật..) việc chườm nóng (70 đến 80oC) từ 3-6 lần trong ngày sẽ giúp con nhanh chóng giảm và hết những hành vi này.

* Mát xa

Mát xa xoay tròn theo chiều kim đồng hồ xuôi từ gốc hàm xuống tới cằm sau khi chườm nóng-lạnh sẽ giúp con vận động hàm tốt hơn, dễ bật âm hơn.

Lưu ý: Có một số trẻ rất muốn nói, hợp tác đưa khẩu hình khi được dạy nói nhưng không thể phát âm được thì có thể nghĩ tới việc con bị thiếu (hụt) hơi hay thắng lưỡi có vấn đề. Khi đó ngoài việc tích cực luyện tập với hàm, môi, lưỡi thì nhả phanh lưỡi hay tập thêm các bài luyện đẩy hơi (ép hơi, xiết đai…).

Với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn tâm lý và nghiên cứu chuyên sâu, chúng tôi tự hào là Trung tâm tư vấn và trị liệu đứng đầu về uy tín, chất lượng tại Hà Nội. Khi con bạn gặp bất cứ khó khăn nào về tâm lý, vui lòng liên hệ:

Công ty CP Phát triển Giáo dục Tâm lý Á Châu

Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng Khoa học tâm lý-giáo dục Á Châu

Số 12B-TT10, ngõ 24 đường Nguyễn Khuyến – Văn Quán – Hà Đông – Hà Nội

Hotline: 0912 986 793      Website:tamlyachau.vn  Mail: tamlyachau@gmail.com

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here