Trầm cảm trong công việc – một hồi chuông báo động

Đã bao giờ bạn cảm thấy chán nản khi phải đến cơ quan 8 tiếng/ngày?  Hàng loạt các báo cáo, deadline khiến bạn luôn cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi và không còn hứng thú khi làm việc nữa. Khi đó, rất có khả năng bạn đã rơi vào trạng thái “ trầm cảm”. Vậy, bạn sẽ làm gì khi bản thân bị trầm cảm trong công việc? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời.

Trầm cảm trong công việc là gì?

Theo WHO: “Trầm cảm là một rối loạn tâm thần phổ biến, đặc trưng bởi sự buồn bã, mất đi hứng thú hoặc khoái cảm, cảm thấy tội lỗi hoặc tự hạ thấp giá trị bản thân, bị rối loạn giấc ngủ hoặc ăn uống và kém tập trung.”

“Trầm cảm trong công việc” là khi bạn luôn cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng, không còn thấy hứng thú với công việc. Những áp lực từ phía cơ quan, đồng nghiệp khiến bản thân bản mất tập trung. Và dẫn đến kết quả công việc bị giảm sút. Lâu dần làm ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe thể chất cũng như tinh thần.

tram-cam-trong-cong-viec
tram-cam-trong-cong-viec

Biểu hiện của trầm cảm trong công việc

  • Vẻ mặt ủ rũ, chán nản
  • Ngại giao tiếp với đồng nghiệp
  • Tinh thần làm việc uể oải, mất tập trung
  • Năng suất lao động không hiệu quả
  • Thường xuyên xin nghỉ làm
  • Rối loạn ăn uống, thường xuyên mất ngủ
  • Tự ti về bản thân, hay so sánh mình với người khác
bieu-hien-cua-tram-cam-trong-cong-viec
bieu-hien-cua-tram-cam-trong-cong-viec

Những nguyên nhân gây trầm cảm trong công việc

Có thể nói, trầm cảm đã không còn quá xa lạ đối với mỗi chúng ta. Nhất là khi xã hội đang ngày một phát triển thì đây trở thành một vấn đề đáng báo động. Hàng ngày bạn phải đối mặt với deadline, báo cáo, yêu cầu từ phía cấp trên khiến bạn cảm thấy vô cùng áp lực, bế tắc.

Tuy nhiên bạn không biết phải chia sẻ với ai, cũng như làm thế nào để có thể nói ra cảm xúc của mình. Vô hình chung bạn đã tạo ra bức tường ngăn cách giữa bạn và đồng nghiệp. Mọi người cũng vì thế mà xa lánh, ngại giao tiếp, mối quan hệ giữa bạn và đồng nghiệp không tốt làm cho bạn luôn căng thẳng. Từ đó khiến bạn tự đặt áp lực cho bản thân phải làm sao vừa lòng tất cả mọi người. Bạn trở nên khép mình hơn, không dám trao đổi công việc với mọi người vì sợ sai.

 nguyen-nhan-tram-cam-trong-cong-viec
nguyen-nhan-tram-cam-trong-cong-viec

Một nguyên nhân khác dẫn đến trầm cảm trong công việc có thể kể đến đấy là việc thiếu ngủ. Ít người biết rằng thiếu ngủ cũng dẫn đến tình trạng trầm cảm khi não bộ không được nghỉ ngơi sau một ngày dài mệt mỏi.

Bên cạnh đó, việc không tìm thấy hứng thú trong công việc cũng là nguyên nhân dẫn đến trầm cảm. Bạn thức dậy với tâm thế không sẵn sàng để đi làm, công việc không còn tạo cho bạn động lực để cố gắng. Cũng có thể công việc bạn đang làm không phù hợp với bạn, khiến bạn mệt mỏi và áp lực.

Làm gì khi bị trầm cảm và áp lực công việc

Khi rơi vào trạng thái “trầm cảm” như vậy, bạn nên tham gia các hoạt động tập thể một cách tích cực. Điều này khiến bạn sẽ nhận thấy vai trò cũng như khả năng của mình.

Vận động giúp bản thân bạn cảm thấy thoải mái, nguồn năng lượng bị tích tụ được giải phóng sẽ giúp tâm trạng bạn trở nên tốt hơn.

Ngoài ra, bạn nên dành thời gian để làm những công việc yêu thích, tạo hứng thú khiến bản thân vui vẻ, yêu đời. Bạn nên học cách chia sẻ cảm xúc của mình với người khác, tâm sự với người thân, bạn  bè hay bất cứ ai bạn cảm thấy tin tưởng. Bên cạnh những cách trên, nếu tình trạng của bạn quá nghiêm trọng, hãy tìm đến các chuyên gia hay trung tâm tâm lý. Chắc chắn bạn sẽ nhận được sự giúp đỡ tận tình.

Với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn tâm lý và nghiên cứu chuyên sâu, chúng tôi tự hào là Trung tâm tư vấn và trị liệu đứng đầu về uy tín, chất lượng tại Hà Nội. Khi bạn gặp bất cứ khó khăn nào về tâm lý, vui lòng liên hệ:

Công ty CP Phát triển Giáo dục Tâm lý Á Châu

Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng Khoa học tâm lý-giáo dục Á Châu

Số 12B-TT10, ngõ 24 đường Nguyễn Khuyến – Văn Quán – Hà Đông – Hà Nội

Hotline: 0912 986 793

Website:tamlyachau.vn

Mail: tamlyachau@gmail.com

Nguồn: tamlyachau.vn

 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here