Đâu là thời kỳ tốt nhất dạy trẻ học nói

1,5 – 4 tuổi là thời kỳ tốt nhất dạy trẻ học nói

Vì sao nói rằng, 1,5 đến 4 tuổi là thời kỳ tốt nhất dạy trẻ học nói (học khẩu ngữ).  Khẩu ngữ là ngôn ngữ tồn tại chủ yếu ở dạng nói, được sử dụng để trao đổi tư tưởng, tình cảm trong sinh hoạt hằng ngày.

1,5-4-tuoi-thoi-ky-tot-nhat-day-tre-hoc-noi
1,5-4-tuoi-thoi-ky-tot-nhat-day-tre-hoc-noi

Quá trình tất yếu của trẻ học nói là: ngữ âm – lý giải – diễn đạt. Bắt trước ngữ âm người lớn là một quá trình tương đối phức tạp, không giống như những động tác khác, có thể người lớn cầm tay trẻ dạy. Mà trẻ chỉ có thể thông qua thị giác (nhìn hình miệng), thính giác (chú ý phát âm) và động tác ngôn ngữ (các khí quan phát âm thanh đới, môi, lưỡi của mình) hoạt động phối hợp nhịp nhàng để học nói.

Quá trình phát triển ngôn ngữ ở trẻ

Khoảng thời gian trẻ thực sự phát ra ngữ âm là1 tuổi, 1-1,5 tuổi là giai đoạn phát triển nhanh của trẻ với việc lý giải nghĩa của từ. Bắt đầu là “bai”, vẫy tay; “ạ”, chắp tay cúi đầu. Lúc này có thể trẻ nói ra rất ít, thường là động tác thay cho ngôn ngữ. 1,5 tuổi bắt đầu là giai đoạn trẻ nắm được từ, nói ra từ.

Lúc này, trẻ đã học biết đi. Theo đà không ngừng mở mang tầm nhìn, tiếp xúc với sự vật ngày càng nhiều giao lưu ngôn ngữ với người lớn nhiều lên. Môi trường phong phú ở bên ngoài kích thích đại não phát triển nhanh chóng, phân hóa công năng ngày càng chín muồi. Từ đó đã nâng cao năng lực lý giải và năng lực diễn đạt về ngôn ngữ.

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra

Rất nhiều ví dụ thực hiện và nghiên cứu khoa học đều tỏ rõ, năng lực của con người có những thời kỳ phát triển khác nhau. Tất cả năng lực nếu ở thời kỳ phát triển đươc huấn luyện, thì sẽ thu được hiệu quả gấp bội. Tiềm lực của trẻ nhỏ tuân theo một quy luật giảm dần. Giáo dục ban đầu sẽ khiến cho tiềm lực của trẻ nhỏ phát huy được trăm phần trăm. Cũng tức là nói, giáo dục càng muộn, tiềm lực được phát huy càng ít, hiệu quả thu được càng không lý tưởng. Cho nên cần nắm lấy thời cơ, huấn luyện năng lực nói của trẻ.

Huấn luyện và dạy trẻ nói như thế nào?

“Nghe hiểu trước, biết nói sau”, đây là quy luật cơ bản nắm được ngôn ngữ của trẻ nhỏ. Trẻ nhỏ sau một tuổi vẫn giữ trạng thái phát triển nhanh đối với lý giải ngôn ngữ. Trên cơ sở này bắt đầu có ý thức nói ra từ. Vào giai đọan này, cha mẹ cần làm được mấy điều sau đây đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ:

  • Một là tiếp tục phát triển năng lực lý giải ngôn ngữ của trẻ
  • Hai là bồi dưỡng năng lực nói, tức là dạy biết từ đơn giản
  • Ba là yêu cầu trẻ dừng từ đơn để diễn đạt nhu cầu và yêu cầu của mình, khiến công năng giao tiếp của ngôn ngữ được phát huy hơn
  • Bốn là người lớn cần dung ngôn ngữ để điều tiết hành vi của trẻ và hướng dẫn trẻ học, để xúc tiến sự phát triển trí lực và bồi dướng thói quen hành vi tốt.

Để dạy trẻ nói, cần sử dụng một số các phương pháp dưới đây:

Bắt đầu từ những âm tiết dễ phát âm

Khoảng 1 tuổi, khá nhiều trẻ đều có thể nói ra 3 – 5 từ vừng. Những từ vựng “papa, mama, chị, bà, bế” vv…, trẻ nhỏ khi phát âm, bất kể âm này là vần nào, đều phát vần không dấu, đây là do cơ quan phát âm của trẻ nhỏ chưa chín muồi, công năng chưa hoàn thiện. Cho nên, khi trẻ mới bắt đầu học nói, nên bắt đầu từ những âm tiết dễ phát âm.

Hướng dẫn trẻ luyện tập phát âm những âm dễ phát âm trước. Những âm này không cần vị trí lưỡi thay đổi quá nhiều, thường là môi, răng lưỡi chạm nhẹ thì có thể phát ra. Như “bê bê, ba ba, ma ma” vv… Đặc biệt, những từ dễ phát âm, có thể kích thích tính tích cực học nói của trẻ. Điều này khiến trẻ nói càng ngày càng lưu loát.

Bắt đầu nói từ sự vật quen thuộc ở bên trẻ.

bat-dau-noi-tu-su-vat-quen-thuoc-o-ben-tre
bat-dau-noi-tu-su-vat-quen-thuoc-o-ben-tre

Để trẻ nắm được và vận dụng năng lực diễn đạt ngôn ngữ vào giai đoạn mới học nói, cần nói từ sự vật quen thuộc ở bên trẻ.

Ví dụ: Khi bạn tắm cho trẻ, thì có thể nói cho trẻ biết nước lạnh hay là nóng. Hoặc có thể nói những tên về các bộ phận của cơ thể như vai, đùi, chân, cằm, tai, mặt. Khi tắm xong mặc áo còn có thể mô tả đặc trưng mỗi cái áo, như áo lót màu trắng, áo len màu đỏ vv… Đồng thời, động viên trẻ nói theo. Vậy là trẻ không những thu hoạch về mặt ngôn ngữ, đồng thời đã biết dùng ngôn ngữ để suy xét vấn đề, thúc đẩy sự phát triển tư duy.Khi dỗ trẻ ngủ có thể nói thì thầm ở bên tai trẻ.

Dựa vào sự vật hoặc động tác xuất hiện ở trước mắt

Dạy trẻ nói cũng không cần phương pháp đặc biệt, chỉ cần dựa vào sự vật hoặc động tác xuất hiện ở trước mắt. Chẳng hạn như khi đưa đứa bé đi ngắm hoa trong nắng, ta nói “Trời nóng thật, hoa đẹp quá”. Cứ như vậy là ta đã dạy trẻ tập nói.

Hơn nữa cách dạy rất tự nhiên này càng lợi cho trẻ nhỏ nắm bắt và lý giải hơn phương thức chỉ dạy ngôn ngữ mà không có vật thực. Khi dỗ trẻ ngủ, người mẹ có thể kể những mẫu truyện ngắn, hoặc đọc bài ca dao, hoặc kể cho bé nghe… Đây cũng là một trong những phương thức gợi mở năng lực diễn đạt của trẻ.

Không nên thỏa mãn yêu cầu ngay cho trẻ, động viên bé nói ý nghĩa của chúng ta.

Có một số trẻ không chủ động nói, điều này có khả năng vì người mẹ bình thường quá chiều chuộng con hoặc luôn đón trước, thỏa mãn mọi nhu cầu của trẻ (thông qua vẻ mặt hoặc động tác của trẻ) khiến trẻ ít có cơ hội học nói. Từ đó khiến trẻ nhỏ phát triển ngôn ngữ chậm đi.

huan-luyen-tre-noi
huan-luyen-tre-noi

Ví dụ trẻ quấy khóc vào lúc chưa đến giờ bú, nhất định là vì khát, hoặc giờ cho đi ra ngoài chơi bình thường đã đến, trẻ quấy đòi ra ngoài chơi. Lúc này nếu cho trẻ uống nước hoặc đưa trẻ ra ngoài chơi ngay thì trẻ không cần thiết mở miệng nói nữa. Thế là dù cho trẻ nhỏ có muốn diễn đạt nguyện vọng, cũng bị lý giải của người mẹ làm ức chế. Sự chiều chuộng quá chu đáo của người mẹ đã cản trở sự phát triển ngôn ngữ của trẻ nhỏ.

Động viên khuyến khích trẻ nói

Trẻ nhỏ thường có ý tưởng diễn đạt nguyện vọng nội tâm, người mẹ có thể nhìn con, thậm trí phải nêu vài câu hỏi, động viên con nói. Sau khi huấn luyện đi huấn luyện lại, trẻ nhỏ tự nhiên đã nắm được phương pháp diễn đạt ý nghĩa.

Ví dụ, quả bóng của trẻ đã lăn vào gầm ghế xoopha, trẻ không với được, trẻ muốn để người lớn lấy giúp mình, nhưng do vốn từ của nó có hạn, không có cách nào để người lớn nghe hiểu ý mình, lúc này trẻ có thể sẽ cuống đến khóc lên. Người lớn nên lợi dụng khéo léo cơ hội này, kéo tay trẻ nói: “Nói với mẹ, cần mẹ giúp con làm gì? Ôi, bóng mất rồi!”. “Bóng đi đâu rồi? Bóng lăn vào gầm ghế rồi, cần mẹ lấy ra cho con, đúng không?”. “Chúng mình tìm cái gậy khua ra đi!”. Chuyện trò như thế, đã cung cấp cho trẻ những từ vựng cần thiết, có thể giúp trẻ học vận dụng ngôn ngữ một cách hữu hiệu.

Cùng đọc sách, đọc ca dao với trẻ

Vào lúc trẻ khoảng 1 tuổi, cha mẹ nên mua vài quyền truyện tranh cho trẻ. Trong trạng thái tinh thần tốt của trẻ, tìm thời gian và nơi yên tĩnh, bế trẻ vào lòng, đọc những sách này cho trẻ nghe.

Trẻ thường rất thích những tập truyện tranh, nhân vật, động vật và những câu chuyện có tình tiết đơn giản. Bạn vừa đọc, vừa khuyến khích trẻ xem và thử lật từng trang sách. Một số câu đồng dao ngắn gọn, dễ đọc, 3 đến 5 chữ một câu, rất thích hợp cho trẻ nhỏ mới học nói. Người lớn đọc trước cho trẻ nghe, sau khi nghe một số lần, có nhớ một chừng mực nhất định, thì có thể để trẻ nói theo. Mới đầu có thể phát âm chưa chuẩn hoặc bỏ chữ, sót câu nhưng không sao, cố gắng động viên trẻ thể hiện.  Sau khi được động viên, tính tích cực học nói của trẻ sẽ càng cao.

Với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn tâm lý và nghiên cứu chuyên sâu. Chúng tôi tự hào là Trung tâm tư vấn và trị liệu đứng đầu về uy tín, chất lượng tại Hà Nội. Khi con bạn gặp bất cứ khó khăn nào về tâm lý, vui lòng liên hệ:

Công ty CP Phát triển Giáo dục Tâm lý Á Châu

Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng Khoa học tâm lý-giáo dục Á Châu

Số 12B-TT10, ngõ 24 đường Nguyễn Khuyến – Văn Quán – Hà Đông – Hà Nội

Hotline: 0912 986 793

Website:tamlyachau.vn  Mail: tamlyachau@gmail.com

 

 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here