Trầm cảm

Trầm cảm là một căn bệnh rất phổ biến. Theo thống kê, đến 80% dân số sẽ bị trầm cảm vào một lúc nào đó trong cuộc sống của mình. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào và thường phổ biến ở nữ giới hơn nam giới.

Trầm cảm

Trầm cảm là gì?

Theo WHO: “Trầm cảm là một rối loạn tâm thần phổ biến, đặc trưng bởi sự buồn bã, mất đi hứng thú hoặc khoái cảm, cảm thấy tội lỗi hoặc tự hạ thấp giá trị bản thân, bị rối loạn giấc ngủ hoặc ăn uống và kém tập trung.”

“Trầm cảm có thể kéo dài hoặc tái phát nhiều lần, làm suy giảm đáng kể khả năng làm việc, học tập hoặc đương đầu với cuộc sống hàng ngày. Trường hợp nặng nhất, trầm cảm có thể dẫn đến tự tử. Ở mức độ nhẹ, bệnh có thể được hỗ trợ chữa trị không cần dùng thuốc. Mức độ vừ và nặng, người bệnh cần hỗ trợ chữ trị bằng thuốc kết hợp với liệu pháp tâm lí.”

Các dấu hiệu của trầm cảm

Mất ngủ.

Người bị trầm cảm thường rất khó đi vào giấc ngủ, ngủ được rất ít, hay bị tỉnh giấc giữa đêm và không thể ngủ tiếp được nữa. Đôi khi người bệnh cảm thấy rất thèm ngủ lại không ngủ được hay ngủ được nhưng lại cảm thấy không khỏe, khó chịu. Cũng có trường hợp người bệnh lại có hiện tượng ngược lại đó là ngủ nhiều quá mức.

Dấu hiệu của trầm cảm

Chán ăn.

Nếu trong một khoảng thời gian dài không muốn ăn, ăn ít, ăn không ngon dẫn đến sụt cân hoặc ngược lại là ăn liên tục không ngừng lại được, tăng cân  không kìm hãm được vậy thì bạn cũng cần đi kiểm tra rõ nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên. Vì dù cho đây là dấu hiệu nhận biết bệnh trầm cảm hay không thì việc ăn uống thất thường luôn dẫn đến các bệnh nghiêm trọng khác.

Ngại giao tiếp.

Có thể nói, đây là dấu hiệu cơ bản nhất của bệnh trầm cảm, người bị trầm cảm rất ngại giao tiếp kể cả với người thân, họ nói rất ít và lười vận động. Họ thích ở một mình im lặng trong một góc. Vì thế, nhìn người bị trầm cảm bạn sẽ có cảm giác buồn, chán nản, cô độc và lẻ loi.

Cơ thể khó chịu, bồn chồn.

Bởi vì ăn ngủ không ngon nên người bệnh có hiện tượng bị suy kiệt sức khỏe như: đau đầu, mệt mỏi, đau nhức toàn thân, đau ngực, khó thở, táo bón, sợ lạnh kèm theo đó là tinh thần không yên, bồn chồn, lo lắng, hồi hộp.

Chậm chạp, không có hứng thú với việc gì.

Người bệnh trầm cảm thường có biểu hiện mệt mỏi, suy nghĩ và hành động luôn chậm hơn so với bình thường, cảm thấy xung quanh ảm đạm, buồn tẻ, không có hứng thú với công việc, vui chơi giải trí hay thậm chí là cả trong việc sinh hoạt vợ chồng. Đầu óc của họ khó có thể tập trung, luôn do dự trước các quyết định, không đối phó được các tình huống cần xử lý.Vì thế, ta có thể cảm nhận được xung quanh người bệnh trầm cảm thời gian như đứng lại, không gian lắng đọng, mọi thứ đều chậm chạp, nặng nề và thảm đạm.

Luôn bi quan trong mọi việc.

Một dấu hiệu khác để nhận biết bệnh trầm cảm là người bệnh trầm cảm luôn bi quan về bản thân và gia đình trong tương lai, họ luôn tự tưởng tượng ra những tình huống xấu nhất xảy ra cho bản thân và người quanh mình. Vì thế, họ lại càng trở nên bất an, căng thẳng thần kinh, xúc động và đôi khi làm cho mọi việc trở nên thái quá.

Luôn tự ti về bản thân.

Họ luôn có cảm giác mình không xứng với bản thân và người xung quanh, tự vơ các sai lầm về phía mình cho dù không phải và cảm thấy tội lỗi. Từ đó, họ trở nên ngại tiếp xúc với những người xung quanh và tự nhốt mình vào thế giới riêng của mình.

Có ý nghĩ tự sát.

Từ sự tự ti mà họ cho rằng mình là gánh nặng cho mọi người, là người thừa thãi, không đáng lãng phí đồ ăn thức uống, không đáng được sống. Vì ý nghĩ này nên nhiều người bệnh trầm cảm có những hành động tiêu cực mà họ cho đó là hình phạt mà mình cần nhận để giảm tội lỗi và thoải mái trong tâm hồn như tự hành xác, muốn tự sát hoặc tự sát,…Hãy để ý những người thân của bạn, nếu họ có những biểu hiện trầm cảm này hãy đưa họ đến bác sĩ để được hỗ trợ.

Với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn tâm lý và nghiên cứu chuyên sâu, chúng tôi tự hào là Trung tâm tư vấn và trị liệu đứng đầu về uy tín, chất lượng tại Hà Nội. Khi con bạn gặp bất cứ khó khăn nào về tâm lý, vui lòng liên hệ:

Công ty CP Phát triển Giáo dục Tâm lý Á Châu

Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng Khoa học tâm lý-giáo dục Á Châu

Số 12B-TT10, ngõ 24 đường Nguyễn Khuyến – Văn Quán – Hà Đông- Hà Nội

Hotline: 091 298 67 93 Website:tamlyachau.vn

Mail: tamlyachau@gmail.com

Nguồn: tamlyachau.vn

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here