Trẻ thiếu kỹ năng sống: Sự thờ ơ và quan tâm thái quá của cha mẹ

Việc trang bị cho con những kỹ năng sống cơ bản là điều quan trong đối với mỗi cha mẹ. Kỹ năng sống không chỉ được học trong ngày một, ngày hai mà biết và giỏi được. Những kỹ năng đó phải được rèn luyện liên tục để biến thành phản xạ có điều kiện của cơ thể. Với trẻ nhỏ, cha mẹ phải tranh thủ trau dồi cho con mọi lúc mọi nơi. Nhằm tránh tình trạng trẻ thiếu kỹ năng sống.

Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều cha mẹ quan tâm thái quá, hoặc hời hợt với việc dạy kỹ năng sống cho con. Cha mẹ thường chỉ chú trọng tới việc học của con mà quên đi việc dạy cho con các kỹ năng sống cơ bản. Dẫn tới tình trạng trẻ thiếu kỹ năng sống.

Trẻ thiếu kỹ năng sống: Cha mẹ thờ ơ

Cha mẹ thờ ở không chỉ ảnh hưởng tới sự phát triển của con. Mà còn là nguyên nhân dẫn tới việc trẻ thiếu kỹ năng sống. Điều này còn ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả học tập của con.

Cha mẹ bận rộn:

Có rất nhiều cha mẹ vì công việc bận rộn, mà thiếu đi sự quan tâm tới sự phát triển của con cái. Ngày thì bận làm việc, tối xem vô tuyến hoặc ngủ, để cho trẻ loay hoay muốn làm gì thì làm. Nếu thấy con mè nheo, hay làm gì trái ý là la mắng om sòm mà không cần tìm hiểu nguyên do.

cha-me-ban-ron-tre-thieu-su-quan-tam
cha-me-ban-ron-tre-thieu-su-quan-tam

Cha mẹ thường chỉ nhìn vào thành tích học tập của con để đánh giá mà quên đi con cần được phát triển ở đâu. Chính điều này làm cho cha mẹ, con cái dần hình thành khoảng cách. Thậm chí, nhiều đứa trẻ sẽ đánh mất sự tự tin, sợ hãi giao tiếp với chính bố mẹ.

Phương pháp nuôi dạy kiểu “công nghiệp”

Có nhiều trường hợp cha mẹ bận nên con được lập trình lộ trình sẵn. Áp dụng phương pháp nuôi dạy theo kiểu “công nghiệp”: Giờ nào thì ăn, giờ nào thì chơi, xem tivi, và giờ nào thì ngủ… Điều này tiềm ẩn nguy cơ biến trẻ thành một cỗ máy lặp đi lặp lại.

Quá chú trọng sách vở

Cha mẹ thưởng chỉ chú trọng đến dạy con trong sách vở tại nhà trường. Quên mất việc dạy con văn hóa trong gia đình và các kĩ năng sống cơ bản hằng ngày. Điều này, khiến trẻ chỉ biết học mà không biết hoặc không muốn học những việc xung quanh. Kể cả kĩ năng sinh tồn cơ bản.

Với cha mẹ việc học của con là quan trọng nhất. Nhưng cha mẹ không biết rằng việc đào tạo về kỹ năng sống là điều vô cùng quan trọng. Nó ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả học tập của con. Sự phát triển của con. Đặc biệt là sự phát triển về tâm sinh lý và hành vi sau này của con.

Thiếu kỹ năng sống: Cha mẹ quan tâm thái quá

Bên cạnh việc cha mẹ thờ ơ thì lại có rất nhiều gia đình bao bọc thái quá. Luôn hộ tống con trên mọi nẻo đường. Tham vọng muốn biết hết mọi chuyện của con.

cha-me-quan-tam-thai-qua
cha-me-quan-tam-thai-qua

Không cho phép con tự quyết định, không cho phép con thất bại. Luôn giải quyết rắc rối hộ con hay bệnh “con nhà người ta” tức là nhìn con nhà người ta để áp và ép vào con mình.

Bạn có thể nghĩ rằng bao bọc con là đang bảo vệ con, cho con một lá chắn an toàn. Nhưng thực tế nó lại đem lại những tác động tiêu cực. Nếu trẻ cứ mãi sống trong vòng tay che chở của bố mẹ như vậy. Lớn lên thường sẽ dựa dẫm, ỷ lại và thiếu quyết đoán.

Là những bậc cha mẹ thông thái, chúng ta hãy tránh xa những nỗi sợ hãi và ám ảnh. Chẳng hạn như sợ nguy hiểm cho con, sợ con học kém với bạn bè, sau này con không vào được trường top…

Cha mẹ hãy thôi đừng ham danh hiệu, thành tích, đừng mỗi đêm đưa con đi học thêm. Hãy bắt đầu bằng cách tận dụng thời gian rảnh rỗi để đào tạo kỹ năng sống cho con. Sự an toàn và thành công của con trong tương lai nằm ở chính những bài học kỹ năng sống đơn giản từ hôm nay.

Với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn tâm lý và nghiên cứu chuyên sâu, chúng tôi tự hào là Trung tâm tư vấn và trị liệu đứng đầu về uy tín, chất lượng tại Hà Nội. Khi con bạn gặp bất cứ khó khăn nào về tâm lý, vui lòng liên hệ:
Công ty CP Phát triển Giáo dục Tâm lý Á Châu
Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng Khoa học tâm lý-giáo dục Á Châu
Số 12B-TT10, ngõ 24 đường Nguyễn Khuyến – Văn Quán – Hà Đông – Hà Nội
Hotline: 091 298 67 93      Website:tamlyachau.vn  Mail: tamlyachau@gmail.com
Nguồn: tamlyachau.vn

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here