Chúng ta biết rằng, ngôn ngữ được hình thành trên cơ sở các phản xạ có điều kiện dựa trên tác động bởi các yếu tố từ môi trường bên ngoài kích thích vào trung tâm nghe. Chỉ cần có một trục trặc nhỏ phát sinh trong quá trình hình thành ngôn ngữ cũng sẽ xảy ra hiện tượng rối loạn ngôn ngữ, điển hình là ngọng. Vậy làm gì khi con nói ngọng?
-
3 tuổi: m, n, h, w, p, b
- 4 tuổi: đ, t, k, g
- 5 tuổi: ng, d
- 6 tuổi: l, s, ch
- 7 tuổi: r, s
- 8 tuổi: th, v
Một vài nghiên cứu khác có mức tuổi và âm vần phát âm được hơi khác biệt, nhưng độ khác biệt không đáng kể. Cũng xin ghi chú rằng bản ghi nhận này dựa trên tiếng Anh, loại ngôn ngữ có dãy mẫu tự và cách phát âm khác tiếng Việt.
Ngoài ra, các chuyên viên ngôn ngữ trị liệu tin rằng một bé cần được trị liệu ngôn ngữ chỉ khi em vượt quá số tuổi liệt kê trên khoảng 12 tháng, vì độ phát triển của mỗi em khác nhau. Thí dụ, bé Liên đã 5 tuổi nhưng vẫn ngọng chữ “đi,” “tối,” “gà,” “cơm,” bé Liên cần được trị liệu. Tuy nhiên, bé lại không cần trị liệu cho chữ “nghe” hay “dép” mà nên chờ đến khi 6 tuổi mới trị những chữ này.
Làm Thế Nào Nếu Bé Ngọng?
Thường thì phụ huynh Việt Nam vẫn thấy các bé sẽ tự “chữa” mình, nghĩa là bé ngọng nghịu một thời gian rồi hết khi bé lớn. Tuy nhiên, ngành Ngôn Ngữ Trị Liệu tin rằng các phương pháp giúp bé tập phát âm cho chuẩn nên đựơc sử dụng thay vì để bé tự loay hoay mà tập.
Ngoài ra, làm như thế cũng tránh cho bé bị bạn bè chọc ghẹo mà ảnh hưởng đến tính tự tin của bé. Cũng xin quý phụ huynh chú ý đừng bắt chước lối nói ngọng dễ thương của các bé vì bé sẽ không học được thế nào là lối phát âm chuẩn để sửa giọng mình. Đừng để anh chị, họ hàng hay người chung quanh bắt chước hoặc chọc ghẹo bé.
Khi chạm đến tuổi trong bảng liệt kê mà bé vẫn ngọng những từ của độ tuổi mình, cha mẹ có thể tập bằng cách làm mẫu cho bé. Hãy làm mẫu vần đó trước, khi bé thuần thục hãy ghép thành chữ. Khi bé thuần thục chữ hãy ghép vào câu. Tuy nhiên, vì bé còn thời gian để phát triển, đừng la mắng hay ép uổng bé nhiều quá.
Khi đã vượt quá tuổi, bé thực sự cần trị liệu. Tuy nhiên, việc trị liệu phức tạp, và khác biệt theo độ tuổi cũng như âm vần mà bé gặp khó khăn. Vì thế, tùy từng trường hợp của mỗi bé mà chúng ta có phương pháp can thiệp khác nhau. Ngay khi phụ huynh nhận thấy có vấn đề trong ngôn ngữ của bé, hãy cho bé đi kiểm tra và có phương pháp can thiệp kịp thời và phù hợp với trẻ.
Với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn tâm lý và nghiên cứu chuyên sâu, chúng tôi tự hào là Trung tâm tư vấn và trị liệu đứng đầu về uy tín, chất lượng tại Hà Nội. Khi con bạn gặp bất cứ khó khăn nào về tâm lý, vui lòng liên hệ:
Công ty CP Phát triển Giáo dục Tâm lý Á Châu
Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng Khoa học tâm lý-giáo dục Á Châu
Số 12B-TT10, ngõ 24 đường Nguyễn Khuyến – Văn Quán – Hà Đông- Hà Nội
Hotline: 091 298 67 93 Website:tamlyachau.vn Mail: tamlyachau@gmail.com