Trầm cảm khi mang thai – Nguy hại cho mẹ và bé

Sự thay đổi tâm lý trong thai kỳ là điều rất bình thường ở phụ nữ. Tuy nhiên, cứ 10 người thì có 1 người bị trầm cảm khi mang thai. Trầm cảm có thể trở thành một vấn đề nghiêm trọng đối với một số chị em, trong khi biểu hiện của mỗi người là khác nhau.

Trầm cảm khi mang thai

Trầm cảm là gì?

Trầm cảm được coi là một tình trạng rối loạn tâm lý gây ra cảm giác buồn bã và tuyệt vọng. Việc xuống tinh thần xuất hiện vào thời điểm nào đó không phải quá quan trọng. Nhưng nếu bạn luôn cảm thấy chán nản kéo dài hàng tuần hoặc hàng tháng. Trầm cảm có thể ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của cuộc sống từ suy nghĩ đến hành động.

Các triệu chứng của trầm cảm khi mang thai

Mỗi thai phụ có một sự thay đổi tâm trạng khác nhau. Tuy nhiên cũng có một số thay đổi phổ biến trong cảm xúc của thai phụ. Chẳng hạn như thay đổi cảm xúc, lo lắng, hứng thú… Vậy, vấn đề bạn cần quan tâm là những thay đổi nào trong tâm trạng của bạn nằm ngoài những biến đổi bình thường?

Một người phụ nữ có thể bị trầm cảm trước sinh nếu họ cảm thấy một số triệu chứng sau đây trong quá trình mang thai:

  • Không có khả năng tập trung và khó nhớ.
  • Khó đưa ra quyết định.
  • Qúa lo lắng trong thai kỳ hoặc lo lắng về tương lai làm mẹ của mình.
  • Cảm thấy tê liệt cảm xúc.
  • Thường cảm thấy khó chịu với mọi thứ xung quanh.
  • Gặp những vấn đề về giấc ngủ không liên quan đến mang thai như thường mộng du, ác mộng…
  • Cảm thấy vô cùng mệt mỏi.
  • Luôn luôn thèm ăn và ăn quá nhiều hoặc chán ăn không muốn ăn bất cứ thứ gì.
  • Giảm cân hoặc tăng cân không liên quan đến thai kỳ.
  • Mất hứng thú tình dục.
  • Một cảm giác rằng không có gì thú vị hoặc cảm thấy vui nữa, kể cả việc mang thai.
  • Cảm thấy như thất bại, cảm giác tội lỗi.
  • Nỗi buồn dai dẳng.
  • Suy nghĩ về cái chết hoặc tự tử.

Bà bầu có nguy cơ cao trầm cảm khi mang thai

Ai cũng có khả năng mắc phải trầm cảm nhưng phụ nữ có nguy cơ cao hơn nam giới tới 3 lần.Ngoài ra, một số yếu tố có thể tác động như:

Gen di truyền của bạn

Nếu trong gia đình bạn từng có người mắc phải trầm cảm, bạn sẽ có nguy cơ cao mắc phải bệnh này khi trẻ hơn.

Tình trạng sức khỏe của bạn trước đây

Nếu bạn từng mắc phải trầm cảm trước đó – trong lần mang thai trước hoặc sau khi sinh đứa đầu – bạn có nhiều khả năng mắc phải trầm cảm khi mang thai. Ngoài ra, phụ nữ trầm cảm khi mang thai dễ bị trầm cảm sau sinh.

Gặp căng thẳng trong cuộc sống

Khi gặp phải nhiều vấn đề căng thẳng trong cuộc sống như: tài chính, đổ vỡ trong tình cảm. Hoặc gia đình gặp vấn đề hoặc thất nghiệp có thể gây ra trầm cảm khi mang thai.

Không có sự hỗ trợ của người thân

Nếu bạn đang mang thai hoặc mới sinh nhưng không nhận được bất kỳ sự giúp đỡ nào của bạn bè hoặc người thân. Thì nguy cơ mắc trầm cảm rất cao. Ngoài ra khi có vấn đề với các mối quan hệ, hoặc chống bất hợp tác cũng sẽ làm tăng nguy cơ trầm cảm.

Có thai ngoài ý muốn

Bạn có thai ngoài kế hoạch và không hề muốn có con trong thời gian này là một trong những lý do tăng nguy cơ trầm cảm khi mang thai.

Bạo lực gia đình

Khi mang thai, nếu bà bầu gặp phải bạo lực tinh thần và bạo lực về thể chất là một trong những yếu tố tác động tới khả năng trầm cảm khi mang thai. Và nếu bạn gặp phải tình trạng bạo lực này bà bầu cần tâm sự ngay với người khác để chắc chắn rằng mình và em bé được an toàn. Hãy trò chuyện với nhà cung cấp để thay đổi tình trạng này.

Ảnh hưởng của trầm cảm khi mang thai

Chứng trầm cảm khi mang thai ngoài việc gây ra những hậu quả không tốt với thai phụ thì đối với thai nhi chứng trầm cảm ở mẹ có thể là nguyên nhân dẫn đến sảy thai, đẻ non, thai nhi phát triển không tốt, sau khi sinh có thể thai nhi gặp phải một số chứng bệnh như tự kỷ, chậm phát triển.

Mẹ trầm cảm gây ảnh hưởng đến trẻ

Điều gì sẽ xảy ra đối với thai phụ bị trầm cảm sau sinh? Trầm cảm khi mang thai không có nghĩa là một người phụ nữ sẽ có trầm cảm sau khi sinh. Tuy nhiên, khoảng 50% phụ nữ bị trầm cảm nghiêm trọng trong khi mang thai tiếp tục phát triển bệnh trầm cảm sau sinh. Điều trị trong thời gian mang thai có thể làm giảm nguy cơ trầm cảm sau khi sinh phát triển đáng kể. Việc đưa ra một mạng lưới hỗ trợ của gia đình, bạn bè, bác sĩ, và bác sĩ trị liệu và các nhóm hỗ trợ trước khi sinh sẽ làm cho thời kỳ sau sinh dễ dàng hơn nhiều.

Với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn tâm lý và nghiên cứu chuyên sâu, chúng tôi tự hào là Trung tâm tư vấn và trị liệu đứng đầu về uy tín, chất lượng tại Hà Nội. Khi con bạn gặp bất cứ khó khăn nào về tâm lý, vui lòng liên hệ:

Công ty CP Phát triển Giáo dục Tâm lý Á Châu

Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng Khoa học tâm lý-giáo dục Á Châu

Số 12B-TT10, ngõ 24 đường Nguyễn Khuyến – Văn Quán – Hà Đông – Hà Nội

Hotline: 091 298 67 93      Website:tamlyachau.vn  Mail: tamlyachau@gmail.com

Nguồn: tamlyachau.vn

 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here