Kiểm soát cơn tức giận – Bí quyết của sự thành công

Bạn muốn làm chủ được cảm xúc của bản thân và kiểm soát cơn tức giận. Trước tiên bạn là người hiểu bạn nhất, hãy lắng nghe chính mình. Hãy cố gắng giữ bình tĩnh, lắng nghe mọi thứ xung quanh cơ thể của bạn, chấp nhận chúng và kiểm soát chúng một cách hiệu quả.

Thừa nhận những cảm xúc tiêu cực

Tại sao lại nói cần thừa nhận cảm xúc của bản thân, điều này nghe có vẻ vô lý, nhưng để làm được điều này thì không phải là một điều dễ dàng. Bạn đã bao giờ gặp trường hợp một người rõ ràng là đang tức giận, nhưng lại khăng khăng là không? Vì sao vậy?

Vì một số lý do, họ không dám thừa nhận cơn nóng giận đang trỗi lên trong họ. Đó không phải là sự khéo léo. Mà họ đang không thể xử lý một điều gì đó mà họ không dám thừa nhận nó đang tồn tại.

thua-nhan-cam-xuc-cua-ban-than
thua-nhan-cam-xuc-cua-ban-than

Điều quan trọng ở đây, là khi một cảm xúc khó chịu hoặc suy nghĩ tiêu cực nảy sinh, đừng ngăn chặn nó, chạy trốn khỏi nó hoặc phủ nhận nó. Thay vào đó, bạn hãy quan sát nó và hoàn toàn thừa nhận nó. Chân thành với chính mình là điều thiết yếu để mở khóa cho những rắc rối

Tìm ra nguyên nhân của cơn tức giận

Bạn có thể “nổi điên” lên bởi những yêu cầu vô lý của khách hàng, bị sếp mắng mỏ vì lỗi của người khác, hay bị đồng nghiệp nói xấu… Có rất nhiều lý do có thể khiến bạn tức giận. Nhưng trên thực tế, sự giận dữ, bực tức không phải là một cách giải quyết. Ngược lại chỉ làm cho bạn mất phương hướng và mọi chuyện trở nên rối tung.

Chúng ta thường có xu hướng nghĩ rằng, cơn tức giận xuất hiện là do một cái gì đó bên ngoài gây ra, chẳng hạn như những người khác hoặc những sự kiện khiến chúng ta cáu gắt. Tuy nhiên “Không ai có thể làm bạn tức giận ngoại trừ chính bạn.”

Cách kiểm soát cơn tức giận hiệu quả

Chủ động tách mình khỏi những tình huống căng thẳng

Trong những cuộc trò chuyện, thảo luận, nếu bạn cảm nhận được bản thân mình bắt đầu trở nên nóng nảy thì bạn nên nhanh chóng rút lui để có thể bình tĩnh trở lại. Để rút khỏi cuộc thảo luận một cách êm đẹp, bạn có thể lựa chọn những câu nói kiểu như: “Tôi cảm thấy hơi tức giận về điều đó. Hãy cho tôi một vài phút để hạ nhiệt, và sau đó chúng ta sẽ tiếp tục nói về điều này và cùng nhau tìm cách giải quyết”.

Có vẻ việc bạn tạm dừng chủ đề gây tranh cãi sẽ gây ra một chút khó xử nhưng đó là giải pháp phù hợp nhất lúc này vì nếu bạn tiếp tục bàn luận, điều đó chỉ đổ thêm dầu vào lửa và khiến cho những người trong cuộc trở nên giận dữ.

Tập cách lấy lại bình tĩnh

Vấn đề mà chúng ta thường gặp phải khi giận dữ là nó kích thích các trung tâm cảm xúc trong não bộ, làm cho bạn khó có thể suy nghĩ một cách logic. Vì vậy, bạn sẽ cần phải bình tĩnh lại một chút trước khi quay lại giải quyết tình huống gây ra sự tức giận. Nếu không, bạn có thể sẽ nói điều gì đó không hay và có khả năng xúc phạm đến người khác.

dieu-hoa-cam-xuc-cua-ban-than
dieu-hoa-cam-xuc-cua-ban-than

Khi bạn biết hạ hỏa cơn giận của bạn và điều đó sẽ khiến cho việc giao tiếp trở nên hiệu quả hơn rất nhiều. Việc thở đều, đi dạo hoặc xem một bộ phim hài ngắn sẽ giúp bạn nhanh chóng lấy lại bình tĩnh.

Tránh các từ như “không bao giờ” hoặc “luôn luôn” khi tranh luận

Định hình lại suy nghĩ của bạn là một cách quan trọng để có được một kết luận hợp lý trong mọi cuộc tranh luận. Bởi vì những suy nghĩ lúc giận dữ thường được “phóng đại và kịch tính hóa”,

Ví dụ, khi bạn tức giận một ai đó, bạn thường nói ra những từ ngữ kiểu như người đó “luôn luôn sai” và bạn sẽ “không bao giờ làm việc cùng cô ta/anh ta nữa”. Mà những lời nói đó thường tạo sự tổn thương cho người khác.

Thay vì nghĩ rằng “toàn bộ cuộc đời của tôi đã bị hủy hoại” hay “toàn bộ tình huống này thật khủng khiếp”, bạn nên suy nghĩ tích cực theo cách: “Việc này thật không dễ chịu nhưng tôi sẽ tìm ra cách để giải quyết nó”.

Tích cực hóa suy nghĩ

Khi nói đến đồng nghiệp của bạn – những người có thể khiến bạn nổi nóng bất cứ lúc nào, tuy nhiên trong nhiều trường hợp họ còn chẳng ý thức được việc họ đang chọc giận bạn.

“Hầu hết mọi sự giận dữ đều được gây ra bởi những lời nói hay những hành động vô ý. Rất có thể người mà bạn giận không hề cố ý làm bạn tổn thương”.

Ví dụ khi xếp của bạn luôn quản lí chặt chẽ mọi hoạt động của nhân viên, rất có thể không phải vì cô ấy ghét bỏ bạn mà thật ra chỉ vì cô ấy tin rằng đó là cách để quan tâm đến nhân viên nhiều hơn.

Học cách suy nghĩ tích cực về những cơn tức giận sẽ là cách khiến bạn kiểm soát cơn tức giận vô cùng hiệu quả. Và điều này khiến cho bạn cảm thấy mọi chuyện dễ dàng hơn rất nhiều.

Thảo luận về sự thất vọng của bạn mà không đổ lỗi cho người khác

Trong một mối quan hệ, cách tốt nhất để diễn đạt các vấn đề là thảo luận với nhau một cách thẳng thắn và tích cực, đồng thời tránh đổ lỗi cho người khác.

Một cách để làm điều đó, là bạn hãy bày tỏ cảm xúc cũng như mong muốn của mình chứ không phải là tìm cách đổ lỗi cho người khác. Ví dụ: “Khi sự việc X xảy ra, tôi cảm thấy Y và tôi cần Z”.

Bạn nên nhớ, bạn cần hết sức tránh việc đổ lỗi cho người khác vì điều đó không những không giải quyết được vấn đề mà còn có thể trở thành nguyên nhân cho một cơn giận giữ tiếp theo. Và khiến các mối quan hệ của bạn trở nên phức tạp.

Cố gắng lắng nghe người khác để hiểu bản thân mình.

Mọi người thường có xu hướng trở nên vô cùng tự tin khi họ tức giận. Và họ cố gắng tìm bất cứ bằng chứng nào cho thấy họ đúng, và người kia là sai. Niềm tin mù quáng đó đôi khi làm họ trở nên cứng nhắc và bảo thủ. Nếu bạn kiên quyết giữ thái độ đó, bạn sẽ không thể nào tìm ra được giải pháp cho vấn đề, thậm chí còn có khả năng làm cho tình huống trở nên xấu đi.

lang-nghe-nguoi-khac-de-hieu-ban-than
lang-nghe-nguoi-khac-de-hieu-ban-than

Điều quan trọng là sau khi thể hiện cảm xúc của bạn, hãy dành thời gian để hỏi tại sao người đó lại làm điều khiến bạn thất vọng. Khi bạn chịu lắng nghe quan điểm của người khác và tự hỏi ‘tại sao’ thay vì kết luận những điều tồi tệ, bạn mới thực sự nhìn nhận vấn đề một cách khách quan và công tâm. Kết quả là bạn sẽ phát triển sự hiểu biết và các mối quan hệ sâu sắc hơn dựa trên giao tiếp và sự đồng cảm.

Với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn tâm lý và nghiên cứu chuyên sâu. Chúng tôi tự hào là Trung tâm tư vấn và trị liệu đứng đầu về uy tín, chất lượng tại Hà Nội. Bất cứ khi nào con bạn cần giúp đỡ, vui lòng liên hệ:

Công ty CP Phát triển Giáo dục Tâm lý Á Châu

Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng Khoa học tâm lý-giáo dục Á Châu

Số 12B-TT10, ngõ 24 đường Nguyễn Khuyến – Văn Quán – Hà Đông – Hà Nội

Hotline: 0912 986 793

Website:tamlyachau.vn

Mail: tamlyachau@gmail.com

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here