Sự tập trung chú ý là nền tảng phải có để một đứa trẻ có thể học được 1 điều gì, Khi con bạn chậm nói, bạn không nên quá lo sợ nhưng cũng không được coi thường mà nên tìm hiểu nguyên nhân để có hướng điều trị càng sớm càng tốt. Vậy cha mẹ làm gì khi phát hiện con chậm nói?
Quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ bình thường
Cha mẹ làm gì khi con chậm nói? Nếu như trẻ phát triển hoàn toàn bình thường về thể chất, tinh thần sẽ trải qua các thời kỳ phát triển ngôn ngữ sau:
Từ 3 – 6 tháng tuổi: trẻ sẽ hướng về phía mọi người đang nói chuyện và chăm chú lắng nghe. Ở độ tuổi này trẻ cũng có thể phát ra các âm thanh như ê , a, ba, bà….
Từ 6 – 9 tháng tuổi: trẻ có thể phát âm được những từ có 2 âm tiết đơn giản như ba ba , ma ma….
Từ 9 – 12 tháng tuổi: trẻ có thể phát âm được nhưng câu dài giống người lớn nhưng câu từ không rõ ràng mà chỉ bao gồm những tiếng ê, a… Một số trẻ phát triển nhanh thì đã có thể nói được khoảng 3 từ như mẹ, bố , bà.
Từ 12 – 15 tháng tuổi: trẻ có thể phát âm những âm thanh có tiết tấu giống với âm nhạc.
Từ 15 – 18 tháng: bé đã có thể nói được câu dài 4 từ. Ở tầm tuổi này bé đã tự biết cách ghép các từ lại với nhau thành câu và sắp xếp các từ cho đúng trật tự. Đồng thời trẻ cũng phân biệt được các bộ phận của cơ thể, các hình con vật khác nhau…
Từ 18 tháng đến 2 năm: vốn từ của trẻ đã lên đến khoảng 25 từ, trẻ biết chào mọi người theo đúng tên, biết từ chối khi không thích.
Từ 2 – 3 tuổi: trẻ đã nói được rất nhiều, vốn từ vựng của trẻ lúc này đã rất phong phú từ 50 – 200 từ, đã có thể tự nói chuyện tự hát một mình. Khi trẻ 3 tuổi, câu từ sử dụng đã có đầy đủ thành phần chủ ngữ và vị ngữ. Trẻ cũng biết trả lời các câu hỏi của người lớn như con đang làm gì vậy, con có thích búp bê không?….
Từ 3 – 4 tuổi: trẻ đã có thể nói được những câu phức tạp và biết sử dụng gần như thành thạo những câu từ đó khi hội thoại.
Vì sao trẻ chậm nói
Có hai nhóm nguyên nhân khiến trẻ em chậm nói bao gồm: nguyên nhân tâm lý và nguyên nhân thực thể:
– Nguyên nhân thực thể: xuất phát từ những vấn đề tại các bộ phận, cơ quan trong cơ thể đảm trách nhiệm phát âm như tai, mũi, họng, lưỡi..hoặc cơ quan giữ vai trò chỉ huy ngôn ngữ ví dụ như não hoặc các trục trặc tại não ( khiếm khuyến trong sự phát triển não bộ, viêm màng não, dị tật bẩm sinh…)
– Nguyên nhân tâm lý: do trẻ bị cú sốc tâm lý, hoặc do gia đình bỏ bê, không quan tâm đến trẻ. Quá cưng chiều cũng có thể trở thành nguyên nhân khiến trẻ chậm nói, lười nói.
Khi nào cần can thiệp?
Cha mẹ cần phải nắm được các mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ và kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường trong quá trình phát triển ngôn ngữ của con mình để có sự can thiệp sớm.
Các biểu hiện bất thường về phát triển ngôn ngữ ở trẻ:
– Trẻ không phản ứng lại với giọng nói hay âm thanh to khi trẻ từ sáu đến 8 tuần tuổi.
– Cha mẹ cười đùa với trẻ nhưng trẻ không có phản ứng mặc dù đã 2 tháng tuổi
– Thờ ơ với người và mọi vật xung quanh khi 3 tháng tuổi.
– Không quay đầu khi nghe thấy các âm thanh phát ra lúc trẻ 4 tháng.
– Không biết tự cười mặc dù đã 6 tháng tuổi.
– Không bập bẹ, ê a được từ nào lúc 8 tháng.
– Chưa nói được các từ đơn khi đã 2 tuổi.
– Không thể nói được những câu đơn giản khi đã 3 tuổi.
Cha mẹ làm gì khi con chậm nói? Nếu nguyên nhân khiến trẻ chậm nói là do yếu tố tâm lý, thì cần phải áp dụng các phương pháp theo sự chỉ dẫn của bác sĩ tâm lý. Bên cạnh đó gia đình cần dành nhiều thời gian quan tâm đến bé hơn, cần để cho bé có thời gian tự lập và có cơ hội để phát triển ngôn ngữ.
Nếu nguyên nhân xuất phát từ các yếu tố thính lực của trẻ thì cũng không nên quá lo lắng. Trước 5 tuổi việc điều trị cho trẻ vẫn rất khả quan bằng cách phẫu thuật. Nếu trường hợp xấu nhất trẻ không nghe được thì có thể cho trẻ đeo máy trợ thính.
Nếu nguyên nhân xuất phát từ sự kém phát triển của vùng não bộ đảm nhiệm vai trò ngôn ngữ thì cần phải có những tác động tích cực vào khu vực này. Cha mẹ cần xem xét lại chế độ ăn uống của con mình đã đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng đặc biệt là các loại vitamin và các nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự phát triển của não bộ chưa.
Đôi khi chế độ ăn hàng ngày cung cấp không đầy đủ các loại vitamin này hoặc do trẻ hấp thu kém, ăn kém. Trong trường hợp này hãy tìm cách bổ sung các chất còn thiếu bằng các sản phẩm dinh dưỡng bên ngoài.
Chăm sóc phát triển ngôn ngữ ở trẻ chậm nói
Cha mẹ làm gì khi con chậm nói? cha mẹ luôn là người đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Do đó cha mẹ cần phải khuyến khích trẻ tập nói ngay từ khi trẻ còn nhỏ.
Cha mẹ cần nói chuyện thường xuyên với trẻ, đọc sách, đọc truyện cho trẻ nghe. Có thể dạy trẻ ngôn ngữ bằng cách chỉ vào các đồ vật trong nhà và đọc to tên của những đồ vật đó. Lưu ý không nên ép trẻ nói nhưng đừng quên khen ngợi, vỗ tay mỗi khi trẻ phát âm được một từ nào đó.
Đừng lơ là mỗi khi nói chuyện với con, bạn phải thật tập trung và chú ý lắng nghe để trẻ có thời gian chuẩn bị cho những từ sắp nói.Đừng nôn nóng khi dạy trẻ tập nói. Dạy trẻ những từ ngữ đơn giản trước. Tốt nhất nên bắt đầu từ những từ ngữ liên quan đến những tình huống giao tiếp hàng ngày.
Bạn có thể sử dụng hình ảnh và điệu bộ để dạy con giao tiếp trước, đây sẽ là tiền đề giúp con học nói rất tốt. Bên cạnh đó cha mẹ cần kiểm soát thời gian xem ti vi của con, nếu cho con xem tivi thì cố gắng ngồi cạnh con để bàn luận về những tình huống trên tivi để tạo thói quen giao tiếp hai chiều với trẻ.
Với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn tâm lý và nghiên cứu chuyên sâu, chúng tôi tự hào là Trung tâm tư vấn và trị liệu đứng đầu về uy tín, chất lượng tại Hà Nội. Khi con bạn gặp bất cứ khó khăn nào về tâm lý, vui lòng liên hệ:
Công ty CP Phát triển Giáo dục Tâm lý Á Châu
Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng Khoa học tâm lý-giáo dục Á Châu
Số 12B-TT10, ngõ 24 đường Nguyễn Khuyến – Văn Quán – Hà Đông- Hà Nội
Hotline: 091 298 67 93 Website:tamlyachau.vn
Mail: tamlyachau@gmail.com
Nguồn: tamlyachau.vn