Biểu hiện của tâm thần phân liệt là gì?

Biểu hiện của người mắc bệnh tâm thần phân liệt (còn gọi là bệnh phân tâm loạn trí) điển hình trải qua các biến đổi về hành vi, nhận thức, và suy nghĩ bị rối loạn có thể làm lệch lạc nhận thức về thực tại của họ.

Tâm thần phân liệt

Bệnh tâm thần phân liệt thường xuất hiện ban đầu ở những người trong độ tuổi từ 15 đến 25, bệnh cũng có thể xuất hiện ở quãng đời sau này. Tần xuất của bệnh tâm thần phân liệt trong dân số chung là vào khoảng 1%.

Khoảng một phần ba những người bị bệnh tâm thần phân liệt chỉ bị một hoặc một vài cơn bệnh ngắn ngủi trong quãng đời của họ.  Ở những người khác, bệnh có thể tái diễn hoặc bị suốt đời.

Bệnh có thể khởi phát nhanh chóng, với các triệu chứng cấp tính diễn tiến trong vòng một vài tuần lễ, hoặc bệnh có thể là chập chạm, diễn tiến trong hàng tháng hoặc thậm chí cả hàng năm trời.

Trong thời kỳ khởi phát, người bệnh thường xa lánh những người khác, bị buồn rầu u uất (trầm cảm) và lo âu, xuất hiện những ý nghĩ lạ thường và có những nỗi sợ hãi cực độ. Phát hiện ra những dấu hiệu ban đầu này là điều quan trọng cho việc sớm kiếm cách chữa trị.

Bệnh tâm thần phân liệt có những triệu chứng gì? Các triệu chứng chính của bệnh tâm thần phân liệt bao gồm:

Ảo tưởng – có những niềm tin sai lầm bị ám hại, có tội lỗi hoặc phóng đại, hoặc bị khống chế bởi yếu tố ngoại cảnh. Bệnh nhân tâm thần phân liệt có thể diễn tả các âm mưu chống lại họ hoặc nghĩ rằng họ có tài năng hay quyền lực đặc biệt.

Đôi khi, họ xa lánh mọi người hoặc ẩn núp để trốn tránh lời buộc tội tưởng tượng.

Ảo giác – thông thường nhất là nghe thấy tiếng nói. Các biểu hiện khác ít gặp hơn có thể bao gồm nhìn thấy, sờ mó hay ngửi được những thứ thật ra không hiện hữu ở đó, nhưng đối với họ lại là rất thật.

biểu hiện tâm thần phân liệt
biểu hiện tâm thần phân liệt

Rối loạn ý tưởng – khi mà người ta khó có thể hiểu được lời nói không mạch lạc hợp lý của họ. Ý tưởng và lời nói có thể bị lẫn lộn hoặc rời rạc.

Các biểu hiện khác của bệnh tâm thần phân liệt bao gồm:

Mất hứng thú – khi bệnh nhân mất khả năng thực hiện những sinh hoạt thường nhật như giặt giũ và nấu nướng.  Mất hứng thú, động lực hoặc tự lực là một phần của căn bệnh, chứ không phải là chứng lười biếng.

Trở ngại trong suy nghĩ – tập trung tư tưởng, trí nhớ và khả năng dự định và tổ chức công việc của bệnh nhân bị ảnh hưởng. Điều này làm cho họ khó có thể suy luận, biểu đạt và hoàn tất các công việc hàng ngày.

Biểu lộ cảm xúc chai mòn – khi khả năng biểu lộ cảm xúc bị sụt giảm mạnh.  Điều này thường đi đôi với phản ứng không thích hợp trong những dịp vui hay buồn.

Xa lánh xã hội – Điều này có thể do một số những yếu tố gây ra, bao gồm cả nỗi sợ hãi bị ai đó tính ám hại họ, hoặc vì họ thiếu khả năng giao tiếp trong xã hội nên sợ phải giao thiệp với những người khác.

Thiếu ý thức tự thân về bệnh trạng – bởi vì một vài biểu hiện, như ảo tưởng và ảo giác, trông thật đến nỗi bệnh nhân tâm thần phân liệt không ý thức được là mình đang bị bệnh là điều thường thấy.  Chuyện này có thể làm cho gia đình và người chăm sóc rất đau khổ.

Việc thiếu ý thức này có thể là một lý do khiến bệnh nhân tâm thần phân liệt không chịu chấp nhận chữa trị mà việc chữa trị có thể giúp ích được cho bệnh nhân. Các tác dụng phụ ngoài ý của một số thuốc men cũng có thể góp phần vào việc từ chối chữa trị.

Với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn tâm lý và nghiên cứu chuyên sâu, chúng tôi tự hào là Trung tâm tư vấn và trị liệu đứng đầu về uy tín, chất lượng tại Hà Nội. Khi con bạn gặp bất cứ khó khăn nào về tâm lý, vui lòng liên hệ:

Công ty CP Phát triển Giáo dục Tâm lý Á Châu

Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng Khoa học tâm lý-giáo dục Á Châu

Số 12B-TT10, ngõ 24 đường Nguyễn Khuyến – Văn Quán – Hà Đông – Hà Nội

Hotline: 091 298 67 93 Website:tamlyachau.vn  Mail: tamlyachau@gmail.com

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here