Sự tập trung giúp cho tất cả mọi người đạt được năng suất làm việc, giúp các con học tập hiệu quả. Nhưng vì vô vàn các lý do mà khiến con nhỏ mất tập trung dẫn tới ghi nhớ kém, học tập sa sút. Để đồng hành cùng các con, và khắc phục chứng mất tập trung ở trẻ bố mẹ nên:
1. Thay đổi từ chính bản thân bố mẹ:
Trước khi ba mẹ muốn rèn cho con khả năng tập trung thì bố mẹ phải tập trung trước mặt con. Điều gì sẽ xảy ra nếu như bố mẹ đang dạy con mà tay vẫn cầm điện thoại, nói chuyện và xem tivi?
Tất cả những hành động của con đều có lí do của nó, hãy BÌNH TĨNH, cảm thông và KIÊN TRÌ. Nếu như không có đủ 3 điều kiện cần ở trên thì bố mẹ sẽ thất bại trong việc rèn tập trung cho con.
2. Kiên trì
Kiên trì là chìa khoá để thành công. Việc rèn kĩ năng tập trung đòi hỏi cha mẹ phải rất, rất kiên trì và nhẫn nại. Mọi sự mất bình tĩnh lúc này sẽ phản tác dụng với chính con của bố mẹ. Các bé có thể sẽ khóc, sẽ sợ hãi, sẽ phân tâm và thế là chúng ta lại mất thời gian vô ích. Vì thế, mỗi khi bực tức vì con chưa tập trung, bố mẹ hãy đọc câu thần chú “ mình phải bình tĩnh- mình phải bình tĩnh” thật nhiều lần nhé!
2. Tôn trọng sự khác biệt của con:
Bản chất của cuộc sống, của thế giới là sự đa dạng, phong phú, nhiều màu sắc. Mỗi người là một cá thể riêng biệt, độc đáo không trộn lẫn, không lặp lại. Ngay cả những cặp anh chị em sinh đôi, có cùng cha mẹ, cùng hưởng thụ một cách nuôi dưỡng, một nền giáo dục gia đình, cũng không hoàn toàn giống nhau, thậm chí sự khác biệt cũng rất rõ nét.
– Có bạn học qua vận động:
Con thích lĩnh hội kiến thức thông qua các hoạt động thực tế: sờ, cầm, nắm, chơi trò chơi. Các bé sẽ rất thích thú nếu học theo dạng được vui chơi và khám phá.
– Có bạn học qua thị giác:
Những bé học theo cách này thường có khả năng ghi nhớ tốt thông tin dạng hình ảnh, video, biểu đồ và sách các loại
– Có bạn học qua thính giác:
Con tiếp nhận kiến thức tốt khi chuyển thể kiến thức dưới dạng âm thanh, file ghi âm hoặc trong khi học cần nghe nhạc để kích thích.
Sẽ rất khó khăn nếu bố mẹ bắt các con có xu hướng học vận động phải ngồi yên 1 chỗ. Con sẽ không nghe lời, phản kháng lại và dẫn tới mất tập trung. Thay vào đó, hãy tôn trọng con bằng cách sáng tạo ra những cách học mới phù hợp với con hơn.
4. Thư giãn và thiền
Thiền không chỉ giúp bạn giữ bình tĩnh, thanh thản và tự chủ, các nghiên cứu còn nhiều lần cho thấy rằng thiền có thể giúp bạn tập trung lâu hơn đáng kể.
Trong một nghiên cứu, 140 tình nguyện viên tham gia một khóa tập thiền 8 tuần. Sau khoảng thời gian đó, thời gian tập trung cũng như những chức năng nhận thức quan trọng khác của tất cả tình nguyện viên đều được cải thiện rõ rệt. Mỗi ngày các bố mẹ nên dành 10-20p để thư giãn và thiền cùng con.
5. Đặt ra mục tiêu
Khi phải làm bài tập ở nhà, đã có rất nhiều phụ huynh than vãn rằng con lề mề, làm mãi không xong, viết đc vài chữ lại quay đi nhìn các thứ xung quanh. Lúc này, bố mẹ nên giải thích và đặt ra mục tiêu cho con, ví dụ:
– Con yêu, mẹ biết là con đang rất thích xem tivi, mẹ cũng thế. Và con hãy cố gắng làm tốt bài tập này trong 10 phút, sau đó mẹ con mình cùng xem nhé.
– Sau khi nói xong bố mẹ sẽ bấm giờ-có thể sử dụng phương pháp Pomodoro
Việc đặt ra mục tiêu giúp não bộ và toàn bộ cơ thể của con cố gắng để hoàn thành. Tuy nhiên, ở phần này bố mẹ nên kèm theo “ khen thưởng” . Khen thưởng đúng lúc là liều thuốc động viên tinh thần cực kì hữu hiệu.
6. Tập thể dục
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những học sinh tập thể dục ở cường độ vừa phải trước khi kiểm tra khả năng tập trung đạt kết quả tốt hơn những học sinh không tập. Các nhà nghiên cứu nhận thấy việc tập thể dục chủ yếu giúp não bộ phớt lờ các yếu tố gây xao lãng, mặc dù họ chưa tìm được lý do chính xác.
7. Chơi trò chơi:
Khi bố mẹ muốn rèn luyện cho con khả năng tập trung thì hãy thiết kế và sáng tạo ra thật nhiều trò chơi thú vị để thu hút. Đặc biệt, các trò chơi này nên hướng tới mục tiêu “tập trung”, không nên lan man với những trò chơi khác.
Việc này nên lặp đi lặp lại hàng ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
Để giúp con của bạn thay đổi trước tiên cha mẹ hãy là người bắt tay và thay đổi chính bản thân mình trước. Hãy đặt chiếc điện thoại xuống, tắt chiếc tivi, dừng cuộc nói chuyện lại. hãy cho con thấy bạn là nghiêm túc, mọi sự tập trung lúc này của bạn đều dồn về phía trẻ. Khi đó bạn sẽ chơi cùng con, học cùng con, hiểu con và hòa vào thế giới của con để giúp con khắc phục chứng mất tập trung. Tạo hứng thú với con ngay cả khi chơi và học tập.
Với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn tâm lý và nghiên cứu chuyên sâu, chúng tôi tự hào là Trung tâm tư vấn và trị liệu đứng đầu về uy tín, chất lượng tại Hà Nội. Khi con bạn gặp bất cứ khó khăn nào về tâm lý, vui lòng liên hệ:
Công ty CP Phát triển Giáo dục Tâm lý Á Châu
Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng Khoa học tâm lý-giáo dục Á Châu
Số 12B-TT10, ngõ 24 đường Nguyễn Khuyến – Văn Quán – Hà Đông – Hà Nội
Hotline: 0912 986 793 Website:tamlyachau.vn Mail: tamlyachau@gmail.com
(Nguồn: Đỗ Quỳnh)