Theo công bố của Trung tâm phòng chống dịch bệnhcủa Mỹ (CDC), cứ 88 trẻ thì có một trẻ bị tự kỷ. Có thể thấy, tỷ lệ trẻ mắc chứng tự kỷ ngày càng nhiều. Vì vậy, việc xây dựng kế hoạch giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ là vô cùng quan trọng.
Hòa nhập cho trẻ tự kỷ tuổi mầm non
Các nghiên cứu chuyên môn về hội chứng này khẳng định; Giai đoạn mầm non là giai đoạn giáo dục quan trọng nhất để phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ tự kỷ. Bởi ngôn ngữ và môi trường giao tiếp là công cụ quan trọng để trẻ tự kỷ điều chỉnh các hành vi lệch chuẩn của mình.
Tuy nhiên, thực trạng ở Việt Nam là nhận thức của xã hội và gia đình về vấn đề này chưa chuẩn. Điều này dẫn đến nhiều trẻ tự kỷ chưa được quan tâm, chăm sóc đúng mức. Ở một số trường lớp, việc phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh chưa hiệu quả.
Từng có lo ngại về việc trẻ tự kỷ sẽ làm ảnh hưởng đến lớp thường nhưng thực tế không phải vậy. Mà chính các lớp học sinh bình thường đã kéo trẻ tự kỷ vượt qua thử thách của chứng bệnh này. Mà điều quan trọng là phải phá bỏ khoảng cách của trẻ có khuyết tật với các học bình thường.
Cần sự chung tay của cộng đồng
Trên thế giới
Đã có nhiều nghiên cứu và các mô hình giáo dục cho trẻ tự kỷ. Các mô hình hỗ trợ gia đình có trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng như ở Anh, Mỹ, Canada, Nhật Bản, Australia… Một số bang ở Australia như Melbourne, Victoria… đã thành lập các hiệp hội hỗ trợ những gia đình có TTK. Tại đây; Chính phủ cấp kinh phí và những dịch vụ thích hợp để đánh giá chính xác về mức độ tự kỷ của trẻ. Chính phủ Australia cũng hỗ trợ thành lập những trung tâm can thiệp sớm với chương trình dựa vào những nguyên tắc giáo dục và hành vi tốt nhất cho trẻ từ 3 đến 6 tuổi. Các bang của “xứ sở chuột túi” có những ngôi trường và lớp học đặc biệt dành cho trẻ tự kỷ với những giáo viên có nhiều kinh nghiệm; Kiến thức chuyên môn; Thực hiện chương trình học phù hợp với nhu cầu đặc biệt của trẻ từ 6 đến 18 tuổi…
Tại Việt Nam
Đã có những quan tâm và nghiên cứu nhất định đến vấn đề giáo dục trẻ tự kỷ giai đoạn mầm non. Tuy nhiên; Vẫn chưa thực cụ thể nên những đề án thực hiện ở các trường mầm non còn chưa đồng bộ.
Dù vậy, khi nói đến giải pháp giúp đỡ trẻ tự kỷ; Có thể đề cập đến kết quả nghiên cứu của TS. Nguyễn Thị Thanh (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam) về kỹ năng giao tiếp trong độ tuổi mầm non. Theo đó, nghiên cứu chỉ ra rằng; Trong thời kỳ mẫu giáo; Điều quan trọng là cần phải tạo ra môi trường hòa nhập; Giúp trẻ tự kỷ phát triển kỹ năng giao tiếp.
Với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn tâm lý và nghiên cứu chuyên sâu, chúng tôi tự hào là Trung tâm tư vấn và trị liệu đứng đầu về uy tín, chất lượng tại Hà Nội. Khi con bạn gặp bất cứ khó khăn nào về tâm lý, vui lòng liên hệ:
Công ty CP Phát triển Giáo dục Tâm lý Á Châu
Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng Khoa học tâm lý-giáo dục Á Châu
Số 12B-TT10, ngõ 24 đường Nguyễn Khuyến – Văn Quán – Hà Đông – Hà Nội
Hotline: 091 298 67 93 Website:tamlyachau.vn Mail: tamlyachau@gmail.com
Nguồn: tamlyachau.vn