Chậm nói là vấn đề đáng quan tâm ở trẻ em từ trứơc đến nay. Nó không chỉ gây ra sự sốt ruột cho các bậc phụ huynh mà còn cản trở quá trình giao tiếp và hòa nhập cộng đồng của trẻ. Với mong muốn con mình có thể nói được nhiều cha mẹ tìm kiếm và sử dụng nhiều cách khác nhau. Trong đó có những cách dân gian như đi cướp xôi, lấy cá trê đập vào mồm… Hay dùng những cách thực tế hơn như để con can thiệp ngôn ngữ sâu, rèn luyện cùng con… Hoặc nhờ đến sự hỗ trợ của y học đó chính là châm cứu, bấm huyệt. Hiện nay, nhiều cha mẹ vẫn có những thắc mắc “Liệu châm cứu hay bấm huyệt có thực sự tốt và chữa khỏi cho trẻ chậm nói?”
Trẻ chậm nói là gì?
Chậm nói hay rối loạn lời nói và ngôn ngữ: là sự phát triển bất thường về ngôn ngữ, đây là dạng chậm phát triển phổ biến nhất ở trẻ em. Chậm nói có tỉ lệ nhiều hơn so với các dạng chậm phát triển khác (ví dụ: chậm phát triển thị lực, vận động, nhận thức, chậm phát triển kỹ năng xã hội và cảm xúc). Chậm nói ở trẻ được biểu hiện khi ngôn ngữ của trẻ phát triển theo đúng trình tự bình thường, tuy nhiên với tốc độ chậm hơn so với các trẻ khác.
Phương pháp châm cứu điều trị cho trẻ chậm nói
Phương pháp này có thể sử dụng điện châm, thủy châm kết hợp với xoa bóp bấm huyệt để kết quả đạt được tốt hơn. Trong đó điện châm: Châm các huyệt cho trẻ ở hai tư thế nằm sấp và nằm ngửa. Hai tư thế này luân phiên nhau. Về thủy châm có thể sử dụng vitamin nhóm B trộn với novocain 3% thủy châm vào các huyệt. Thời gian điện châm và thủy châm kéo dài 30 phút/lần. Mỗi đợt điều trị kéo dài từ 20-30 ngày, sau đó bệnh nhi được nghỉ ngơi 2-4 tuần và quay lại điều trị cho đến khi khỏi bệnh.
Theo như bác sĩ tại bệnh viện châm cứu TW thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ việc kích hoạt các huyệt sẽ giúp lưu thông máu lên não tốt hơn, cân bằng âm dương. Ngoài ra, việc kích hoạt này cũng sẽ giúp một số cơ dãn ra và vận động tốt hơn. Phương pháp này sẽ làm cải thiện những triệu chứng như bứt rứt, mất ngủ, thiếu tập trung, giảm chú ý của trẻ. Điều này sẽ giúp trẻ tập trung và tăng khả năng ngôn ngữ hơn.
Tuy nhiên để điều trị gia đình cần kiên trì và bền bỉ. Không ít trường hợp phải kéo dài hàng năm trời với phương pháp này. Chi phí điều trị cũng là một vấn đề đối với nhiều gia đình. Khoảng 5-7 triệu đồng cho một liệu trình điều trị.
Những nguy cơ tiềm ẩn trong liệu pháp châm cứu
Châm cứu đang là một phương pháp được nhiều phụ huynh quan tâm hiện nay. Nhưng chưa có một bằng chứng khoa học nào chứng mình về tính hiểu quả của phương pháp này. Chưa kể cách thức thực hiện cũng có nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến trẻ như:
Ảnh hưởng về mặt tâm lý
Để châm cứu hay thủy châm bác sĩ đều dùng kim châm. Với trẻ nhỏ việc nhìn những vật nhọn đã sợ chứ đừng nói gì đến việc dùng kim châm vào cơ thể. Trẻ không đủ nhận thức để hiểu hành động đó của người lớn. Với trẻ, trẻ chỉ hiểu kim châm đó châm vào người sẽ rất đau. Khi trẻ không hợp tác, người lớn buộc phải dùng cách “cưỡng chế” để ép trẻ phải nằm im. Những hình ảnh đó trẻ sẽ nhớ rất rõ và rất sợ hay ám ảnh. Điều này vô hình tạo ra một nỗi sợ cho trẻ. Đặc biệt với những trẻ chậm nói, đây là những trẻ dễ bị tổn thương hơn các trẻ bình thường khác. Việc dùng phương pháp này cha mẹ nên cân nhắc thật kỹ. Vì không ít trường hợp cha mẹ phải bỏ giữa chừng vì con không hợp tác.
Nguy cơ sai sót khi bác sĩ thực hiện
Châm cứu là dùng kim châm vào các huyệt trên các bộ phận. Huyệt là một trong những phần khá quan trọng. Nếu có sự sai sót nào, hậu quả khôn lườm. Sửa sai nó không phải là dễ. Với người lớn, họ có thể ngồi im nhưng trẻ em thì không. Do việc sợ kim châm nên trẻ có thể cố gắng ngăn cản việc châm cứu. Điều này gây khó khăn cho bác sĩ. Đây chính là nguy cơ tiềm ẩn khi thực hiện châm cứu. Ngoài ra chuyên môn của bác sĩ cũng là một vấn đề cần được cân nhắc kỹ.
Một số hình thức can thiệp cần thiết cho trẻ chậm nói
Có 4 hình thức can thiệp cho trẻ chậm nói sau:
– Thứ nhất là can thiệp tại gia đình. Bác sĩ mời phụ huynh và trẻ vào viện. Tại bệnh viện, người kỹ thuật viên sẽ hướng dẫn cho phụ huynh cách can thiệp. Có thể thông qua đồ chơi, có thể thông qua giao tiếp giữa những người trong gia đình… để huấn luyện về mặt ngôn ngữ. Sau đó trẻ có thể 1 tháng, hoặc 3 tháng quay lại khám lại, tuỳ vào mức độ.
– Can thiệp ở mức độ thứ 2 là cho con đi học mẫu giáo bình thường. Tuy nhiên, bố mẹ phải quan tâm hơn, nỗ lực hơn trong việc thúc đẩy ngôn ngữ của trẻ phát triển.
– Can thiệp mức độ thứ 3 là nếu thấy trẻ nói rất chậm so với tuổi (ví dụ 4 tuổi mà chẳng nói gì) thì trẻ lại cần phải có một cô một trò – gọi là can thiệp tích cực.
– Can thiệp mức độ thứ 4 là kết hợp cả một cô giáo về ngôn ngữ, một nhà tâm lý và bác sĩ.
Chứng chậm nói hoàn toàn có thể khắc phục
Gia đình đóng một vai trò quan trọng trong quá trình điều trị/can thiệp với trẻ chậm nói. Cha mẹ đừng nên ỷ lại vào những can thiệp chuyên sâu mà quên mất nhiệm vụ của bản thân mình. Cha mẹ cần nói chuyện với trẻ hằng ngày, mọi lúc mọi nơi, hãy luôn ở bên con nếu có thể để có thể dạy trẻ các kỹ năng về giao tiếp, chấn chỉnh hành vi của trẻ. Đặc biệt, việc lựa chọn phương pháp can thiệp nào cha mẹ cũng hãy nghĩ đến con mình. Đừng biến con mình thành những vật thí nghiệm cho những phương pháp mới. Hãy tìm hiểu thật kỹ trước khi đưa ra quyết đinh.
Với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn tâm lý và nghiên cứu chuyên sâu, chúng tôi tự hào là Trung tâm tư vấn và trị liệu đứng đầu về uy tín, chất lượng tại Hà Nội. Khi con bạn gặp bất cứ khó khăn nào về tâm lý, vui lòng liên hệ:
Công ty CP Phát triển Giáo dục Tâm lý Á Châu
Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng Khoa học tâm lý-giáo dục Á Châu
Số 12B-TT10, ngõ 24 KĐT Văn Quán- Nguyễn Khuyến – Hà Đông- Hà Nội
Hotline: 091 298 67 93 Website:tamlyachau.vn Mail: tamlyachau@gmail.com
Nguồn: tamlyachau.vn