Năm bí quyết trở thành đối tác giao tiếp với trẻ

Việc phát triển các kỹ năng tương tác giao tiếp hiệu quả là nhu cầu sống còn đối với trẻ có rối loạn tự kỷ và trẻ có các khiếm khuyết giao tiếp khác. Việc tìm ra những kỹ năng trẻ cần học thì vô cùng đơn giản. Nhưng việc theo dõi cách thức giao tiếp của chính chúng ta và điều chỉnh kỹ năng để có thể giao tiếp với trẻ lại là một thách thức lớn. Để nắm được bí quyết trở thành đối tác giao tiếp với trẻ hiệu quả cũng không phải là điều đơn giản.

những bí quyết trở thành đối tác giao tiếp với trẻ
những bí quyết trở thành đối tác giao tiếp với trẻ

Đôi khi, chỉ cần thực hiện một vài điều đơn giản chúng ta có thể thể hiện tốt hơn vai trò đối tác giao tiếp đối với trẻ của mình. Điều này thực sự quan trọng khi làm việc với trẻ khó tương tác. Những bí quyết trở thành đối tác giao tiếp với trẻ sau đây sẽ là một trong nhiều cách giúp bạn thành công trong việc thiết lập các mối quan hệ với trẻ.

1. Hãy đặt bản thân ở cùng tầm với trẻ

Xung quanh trẻ thường bị vây hãm bởi những người cao lơn xung quanh. Trẻ thường ngồi khi người lớn đứng. Hoặc có thể vì một số lý do nào đó mà khoảng cách giữa khuôn mặt của trẻ và chúng ta khá lớn.

Chúng ta có thể ngồi xuống, cúi xuống, ngồi xổm hay làm bất cứ điều gì cần thiết để làm cho khuôn mặt chúng ta ở ngang tầm mắt trẻ. Có thể bạn phải di chuyển cơ thể của trẻ để làm được điều này.

dat-ban-than-cung-tam-voi-tre
dat-ban-than-cung-tam-voi-tre

2. Thiết lập sự chú ý (là bí quyết trở thành đối tác giao tiếp với trẻ vô cùng hiệu quả)

Để trở thành nhân tố thú vị và cuốn hút hơn những yếu tố còn lại trong môi trường. Chúng ta có thể di chuyển cơ thể gần trẻ hơn.

Một số trẻ chỉ phản ứng theo cách thích hợp nếu bạn ở gần trẻ. Khoảng cách có thể là vài hoặc vài chục centimet. Nếu chúng ta liên hệ với trẻ từ hai vị trí riêng biệt và cách xa trong phòng thì việc giao tiếp sẽ gặp khó khăn. Tuy nhiên, có một số trẻ phản ứng tiêu cực khi người khác ở quá gần chúng. Do đó, cần quan sát và xem xét cẩn thẩn để tìm được khoảng cách hiệu quả nhất.

Hãy cố gắng đặt bản thân mình vào tầm nhìn của trẻ. Nếu trẻ quay đi, chúng ta thường yêu cầu trẻ quay lại nhìn. Nhưng có thể sẽ tốt hơn nếu chúng ta tự di chuyển để có thể đặt mình và tầm nhìn mới của trẻ.

Hãy quan sát trẻ giúp trẻ hướng về  phía chúng ta. Tuy nhiên trẻ không nhất thiết phải nhìn chằm chằm để giao tiếp. Việc trẻ quay người/ hay xoay đầu theo hướngcủa chúng ta, hay đổi hướng nhìn đã đủ để nói lên rằng trẻ đang chú ý tới chúng ta.

Hãy tỏ ra thật sinh động như các nhân vật trong phim hoạt hình. Sinh động đến mức chúng ta nghĩ là cần thiết. Đôi khi điều này có thể khiến chúng ta trông có vẻ hơi ngớ ngẩn. Nhưng trên thực tế, biểu hiện cường điệu của khuôn mặt, những cử chỉ hay chuyển động của cơ thể có thể giúp trẻ rất nhiều. Ngoài ra, hãy thử thay đổi âm lượng, tốc độ và ngữ điệu của giọng nói.

Hãy sử dụng các bức tranh trực quan sặc sỡ. Cầm một vật/ hay một bức tranh mà bạn định nói về nó. Giữ cho vật đó luôn ở trong tầm mắt của trẻ và di chuyển vật đó tới khi bạn chắc chắn rẳng trẻ đã nhìn thấy. Cố gắng giữ vật đó trước mặt bạn, hay gần mặt hoặc miệng bạn để trẻ nhìn thấy cả hai.

3. Chuẩn bị cho trẻ những gì bạn sắp truyền đạt

Trẻ sẽ mất một chút thời gian để hướng sự tập trung về phía bạn. Nhiều khi trẻ tỏ ra chậm chạp khi thực hiện kỹ năng này. Nếu bạn vội vàng khi cố gắng giao tiếp với trẻ, rất có thể chúng sẽ bỏ sót vài thông tin quan trọng.

Hãy sử dụng một tín hiệu bằng lời để nhắc trẻ sẵn sàng nhận thông điệp của bạn. Hãy thử gọi tên trẻ, hay chọn một cách nói để trẻ chuẩn bị như: “Nhìn này”; “nghe này”; “xem này”; “ồ”; “được rồi”; “sẵn sàng chưa”

Ngoài ra, chúng ta có thể sử dụng tín hiệu bằng lời, kèm một động tác nào đó khi biết trẻ đã chú ý hay chưa. Hoặc sử dụng hình ảnh thu hút để trẻ hướng suy nghĩ về chủ đề bạn nói. Điều này rất có ích khi bạn thay đổi chủ đề hay hoạt động.

4. Sử dụng cử chỉ và ngôn ngữ cơ thể một cách có ý nghĩa

Cử chỉ và ngôn ngữ cơ thể rất quan trọng trọng việc làm rõ nội dung giao tiếp. Chúng có thể giúp trẻ chứ ý và hiểu được điều bạn đang nói. Cách thức chúng ta sử dụng các cử chỉ cũng ảnh hưởng đến mức độ hiệu quả của chúng. Nếu bạn cứ vẫy tay liên tục khi nói thì sẽ không cải thiện được vấn đề. Các chuyển động nhanh, không liên quan đến giao tiếp có thể làm giảm sức mạnh của thông điệp mà bạn đang cố gắng truyền tải. Những chuyển động có mục đích sẽ hỗ trợ hoạt động tương tác.

su-dung-ngon-ngu-co-the-mot-cach-co-y-nghia
su-dung-ngon-ngu-co-the-mot-cach-co-y-nghia

Hãy cường điệu hóa các chuyển động. Việc thực hiện các động tác ở mức độ mạnh hơn mức bình thường có tác dụng thu hút sự chú ý. Đặc biệt, việc sử dụng các cử chỉ và chuyển động của cơ thể thật chậm và rõ ràng. Hãy dừng lại để tạo hiệu ứng nhấn mạnh. Khi lắc đầu, hãy kéo dài thời gian lắc. Khi thể hiện nét cau có, hãy giữ khuôn mặt đó trong khoảng thời gian đủ dài.

Nếu đang chỉ tay, hãy giữ động tác chỉ lâu hơn. Giữ đúng vị trí. Trẻ có thể không để ý đến động tác chỉ tay nhẹ và nhanh. Hãy nhớ rằng, một động tác chỉ tay tốt có thể rất giá trị trong việc giúp trẻ hướng tới vật tương tác. Khi cả trẻ và cả bạn cùng chơi về một vật, hiệu quả giao tiếp sẽ tăng lên.

Hãy nhớ rằng, giao tiếp không chỉ là lời nói. Cách tay, khuôn mặt và cơ thể của bạn đều là những công cụ giao tiếp rất quan trọng.

5. Nói chậm và rõ ràng – một cách can thiệp tâm lý cho trẻ

Nếu đã từng nghe các tin nhắn để lại trên các máy trả lời tự động. Bạn sẽ nhận ra rằng người bình thường đôi khi cũng không thể giao tiếp một cách rõ ràng. Chúng ta hay nghe thấy tiếng lầm bầm, lập bập phải nói lại từ đầu. Nhưng đôi khi người nói quên mất điều cần trình bày tiếp theo. Hoặc xen vào những thông tin không liên quan. Đôi khi chúng ta bắt đầu một câu, rồi bắt đầu câu thứ hai, và sau đó quay lại nói nốt ý câu thứ nhất. Trẻ gặp khó khăn trong giao tiếp không thể nắm bắt được tất cả mớ lộn xộn đó.

Ngoài ra, những trẻ này thưởng xử lý ngôn ngữ chậm hơn người bình thường. Nếu chúng nói nhanh, có thể ngôn ngữ nghe sẽ giống như khi ấn nút tua trên băng cát-xét. Một số người có thói quen cải thiện giao tiếp một cách đáng kể. Hãy thử nói chậm đến mức đôi khi có thể làm người khác thấy hơi buồn cười. Có lẽ, khi đó bạn đã bắt được đúng tốc độ chậm cần thiết đối với trẻ.

Việc điều chỉnh cách giao tiếp của chính mình không phải là điều dễ dàng. Hãy quan sát và tìm ra cách hiệu quả với trẻ. Nếu bạn tìm ra được những bí quyết có thể khiến trẻ thể hiện tốt hơn vai trò của một đối tác giao tiếp, hãy cố gắng ghi nhớ để lần sau áp dụng chúng. Bạn không cần thiết sử dụng chúng mọi lúc mọi nơi. Khi kết hợp được những kỹ thuật này với cách giao tiếp riêng của bạn, bạn sẽ nhận ra mối liên hệ với trẻ được ải thiện một cách rõ rệt.

Với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn tâm lý và nghiên cứu chuyên sâu. Chúng tôi tự hào là Trung tâm tư vấn và trị liệu đứng đầu về uy tín, chất lượng tại Hà Nội. Khi con bạn gặp bất cứ khó khăn nào về tâm lý, vui lòng liên hệ:

Công ty CP Phát triển Giáo dục Tâm lý Á Châu

Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng Khoa học tâm lý-giáo dục Á Châu

Số 12B-TT10, ngõ 24 đường Nguyễn Khuyến – Văn Quán – Hà Đông – Hà Nội

Hotline: 0912 986 793

Website:tamlyachau.vn  Mail: tamlyachau@gmail.com

Nguồn: tamlyachau.vn

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here