Hướng dẫn con học nói tại nhà hiệu quả nhất

Dạy con học nói tại nhà là một chủ đề nhận được rất nhiều ý kiến của phụ huynh. Khi con bạn chậm nói, bạn không nên quá lo sợ nhưng cũng không được coi thường mà nên tìm hiểu nguyên nhân để có hướng điều trị càng sớm càng tốt. Tâm lý Á Châu gợi ý tài liệu hướng dẫn phụ huynh dạy con học nói tại nhà để giúp cải thiện được ngôn ngữ của con thông qua những hoạt động cụ thể sau:

Dạy con học nói tại nhà bằng cách hướng dẫn con quay lại khi gọi tên:

khi đã hiểu rằng việc bé không phản ứng lúc mình gọi tên bé là do bé không hiểu chứ không phải bướng, thì việc đầu tiên là bố mẹ thống nhất chỉ gọi bé bằng 1 tên ở nhà và ở trường (nghĩa là bỏ tên ở nhà đi, chỉ một tên thôi mà bé còn chưa hiểu huống chi đến 2 tên).

Mỗi khi gọi mà bé không phản ứng thì gọi đi gọi lại hoặc chạm vào người bé để buộc bé phải quay lại với mình. Khó nhất là mỗi khi ra công viên hoặc chỗ rộng rãi nào đó…, bé lập tức cắm đầu chạy thì bố mẹ nên vừa gọi vừa chạy theo và nắm tay bé quay lại hoặc bồng bé lên để tạo cảm giác giả vờ chơi cùng con.

hướng dẫn con học nói tại nhà
hướng dẫn con học nói tại nhà

Hướng dẫn phụ huynh dạy con tập nói tại nhà bằng cách cho bé chú ý:

Sự tập trung chú ý là nền tảng phải có để một đứa trẻ có thể học được 1 điều gì, cái này phải tập để tăng khả năng của bé lên từ từ chứ không thể ngay lập tức mà có được, trừ khi xem quảng cáo ra, bé không tập trung làm bất cứ cái gì lâu.

Vì không chú ý được vào cái gì nên bé rất lăng xăng, cái gì cũng chơi một chút xíu rồi chán (vì đâu biết đó là cái gì?, chơi thế nào?). Để tập cho bé tăng khả năng chú ý thì phải bắt đầu bằng những gì bé thích (một món đồ chơi, một trò chơi, một đồ vật mới lạ… ) để khiến bé có thể chú ý vào, đương nhiên lúc đầu bé chỉ chú ý trong thời gian ngắn thôi, trong thời gian đó mình phải dạy bé giúp bé hiểu. Hiểu càng nhiều thì khả năng chú ý càng tăng lên. Bé càng có khả năng tập trung lâu hơn thì khả năng học hỏi càng tăng.

Nghe khả năng chú ý có vẻ cao siêu nhưng thực ra chỉ là lôi kéo bé làm cái gì đó có ý nghĩa cùng với mình (VD chơi chung, đọc sách, nói chuyện, …). Thời gian đầu mới dạy bé thì bố mẹ có thể dùng ô tô là món đồ chơi bé thích nhất để dụ bé chơi cùng và tranh thủ dạy bé từ “ô tô”, “bánh xe”.

Bé đặc biệt thích những trò vận động nên dùng những trò như đá banh, đá cầu, nhảy lò cò, thổi bóng, nghịch nước, chi chi chành chành, ú òa … để chơi và thông qua đó nói cho bé biết tên những hành động. Mình cần phải hiểu rằng hồi trước bé không chịu chơi chung không phải vì bé không thích chơi đâu bố mẹ ạ, mà vì không biết chơi thế nào, bởi vậy mình phải lôi kéo bé chú ý và chơi với bé thật sôi nổi.

Thời gian đầu khả năng chú ý của bé kém lắm, thời lượng chơi 1 trò đối với bé là tính bằng giây, bởi vậy mình phải đổi trò liên tục để lôi kéo bé tiếp tục chơi chung với mình. Các đồ chơi cũng không bày sẵn mà khi chơi mới lấy ra, hôm nay chơi món này mai chơi món khác để bé thấy mới lạ.

hướng dẫn con học nói tại nhà
hướng dẫn con học nói tại nhà

Bố mẹ có thể vừa học vừa chơi bằng cách: Đang chơi mà thấy bé vui bỗng mình dừng lại để bé thấy thèm và đòi chơi tiếp. VD: chơi trò bật bông, ú òa, máy bay ù ù….mình  để bé xuống. Bé đang còn thích và sẽ làm hành động cử chỉ gì đó để đòi. Bắt ngay lấy thời điểm này để kích bé nói nhu cầu. VD: bố mẹ nói trước để bé bắt chước bé nói “chơi nữa” hoặc “ạ”, hoặc “con thơm mẹ đi rồi mẹ chơi nữa”. v.v…

Hướng dẫn con học nói tại nhà bằng việc tập cho bé chỉ bằng một ngón:

Việc học chỉ bằng ngón trỏ là một việc rất quan trọng, cũng là một trong những nền tảng không thể thiếu đối với bé. Đầu tiên bố mẹ nên tập cho bé dùng 1 ngón trỏ chỉ các bộ phận cơ thể. VD: chụm tay bé lại còn 1 ngón trỏ rồi đưa ngón đó lên mũi bé và nói “mũi đây, mũi đây”. Lúc đó bé cười và hôm sau tôi hỏi lại bé chỉ lên mũi. Sau đó mình sẽ dạy các bộ phận khác “mắt”, “tai”…

hướng dẫn dạy con học nói tại nhà
hướng dẫn dạy con học nói tại nhà

Tập bé làm theo mệnh lệnh:

Điều này rất quan trọng để bé có thể học nói tại nhà nhanh nhất. Tuy nhiên đây là việc khó và cô giáo làm việc này dễ hơn người nhà. Phải vừa biết “dụ” mà cũng vừa phải “ép” nếu như không còn cách nào khác. Đầu tiên là tập bé phải ngồi vào bàn học khi được yêu cầu.

Rồi yêu cầu bé làm những việc đơn giản mà chắc chắn bé làm được. VD như:  đập tay lên bàn, vỗ tay, chà tay, vừa yêu cầu vừa làm mẫu để bé làm theo. Những buổi đầu tiên khi tập với cô giáo, bé khóc dữ lắm, như may sao bé vẫn làm.

Thấy tôi và gia đình lo lắng, cô giáo an ủi: “Con chị mới mấy ngày đầu như vậy là khá lắm rồi đó, nhiều bé phản ứng còn ghê hơn và không chịu làm gì hết, nếu dụ hết cách không được thì em vẫn phải ép làm cho được mới thôi”.

Về sau cô không làm động tác mà chỉ nói tên hành động thôi là bé làm liền. Có những lúc bé đang học nhưng mất tập trung cô giáo cũng yêu cầu bé làm một loạt động tác như: giơ tay, chà tay, ôm đầu, để tay lên vai, chống hông, lắc vai, v.v… (nói chung là các động tác chẳng có ý nghĩa gì) để bé mải thực hiện theo mà tập trung trở lại.

Sau khi bé đã hiểu một số sự vật thì cổ vũ và sai vặt bé một số hoạt động khác, mọi người trong nhà phải cố gắng khuyến khích bé tự làm mọi việc, như mang dép, cởi dép, cất dép, lấy giỏ đi học, mặc quần, xúc ăn …

Dạy bé chỉ đồ vật:

Khi bé đã bắt đầu biết chỉ bằng 1 ngón vào một vài bộ phận cơ thể. Đồng thời theo nguyên tắc “hãy bắt đầu bằng cái mà bé thích”, “hãy làm cho bé luôn luôn thành công” (cái này rất quan trọng, giúp bé tự tin dần lên, nghĩa là ta nên dạy cái gì dễ, chắc chắn bé làm được trước, nếu bé có làm sai hoặc không làm được phải giúp liền cho bé làm được và khen ngợi cổ vũ bé).

VD: dạy cho bé chỉ xe “ô tô” và “con chó”, đó là 2 thứ bé đã biết vì ngày nào đi học bé cũng nhìn thấy trên đường và bé tỏ ra rất thích. Trên đường đưa/đón con đi học bố mẹ hướng dẫn con bằng cách chỉ (bằng 1 ngón) và lặp đi lặp lại “Cái gì đây? Xe ô tô !” ; “Con gì đây ? Con chó !” Sở dĩ luôn phải đặt câu hỏi trước là để dạy cho bé cách hỏi.

Trẻ phải biết hỏi thì mới có khả năng học tập cho nên theo tài liệu ta nên đồng thời dạy cho bé hỏi khi dạy cho bé một cái gì mới. Rất nhanh chỉ vài ngày sau là bé tự động chạy đến và chỉ vào con chó bằng một ngón trỏ. (vận động tinh- định hướng không gian)

Dạy bé chỉ hình:

Song song với việc dạy các đồ vật ngoài đời, bố mẹ chuẩn bị tập lô tô thẻ tranh nhân vật gia đình, con vật, môi trường, xe cộ… để giúp bé nhận biết được sự khác nhau giữ trong ảnh/hình và đời thật. “Con đưa cho bố/mẹ thẻ tranh “ông”, “bà” nào? Trước khi yêu cầu con đưa thì bố mẹ vừa nói và vừa làm mẫu để con bắt chước hành động.

 Dạy bé đi bộ:

Như đã nói, nhiều bé cứ ra đường là lao ầm ầm, nên người lớn phải giữ thật chặt bé. Tuy nhiên, đó là một biểu hiện bệnh và bé cần phải đi bộ 1-2 km mỗi ngày chứ không được chạy. “đi bộ” khác hoàn toàn với “chạy”. Nhiều phụ huynh đến với Tâm lý Á Châu cũng thắc mắc rằng bé không có vấn đề gì vì con chạy nhảy khá là tốt.

Đi bộ để con cảm giác được sự tiếp xúc trực tiếp một cách từ từ bởi các cơ quan cảm giác, mà “bề mặt da” là nơi vô cùng nhạy cảm. Bởi vậy khi đưa bé ra đường bố mẹ cứ luôn phải nhắc : “Con không được chạy nhé!, chạy sẽ bị ngã, con đi từ từ thôi”.

Đương nhiên thời gian đầu bé không thèm nghe nên bố mẹ phải luôn vừa nói vừa nắm chặt tay giữ bé lại không cho chạy. Nếu bé vùng vẫy thì bồng bé lên 1 chút chỉ cho bé vậy này vật kia rồi lại thả xuống cho bé đi, và lại nhắc nhở tiếp “con không chạy nhé, chạy bị ngã đau lắm”.

hướng dẫn con học nói tại nhà
hướng dẫn con học nói tại nhà

 Dạy bé các sự vật:

Giống như các chuyên viên Tâm lý Á Châu đã làm, bố mẹ cũng cố gắng làm “bình luận viên bóng đá” (nếu bé thích xem và chơi), “bình luận viên về 1 câu chuyện chỉ có hình mà không có gợi ý bằng chữ”… luôn tường thuật cho bé cái này là cái gì.

 Dạy bé bằng fim ảnh:

Hoạt động này rất tốt đối với các bé thích xem phin/ảnh/quảng cáo… Lợi dụng điểm này mình sẽ thay thế những clip quảng cáo vô bổ và những phim ảnh khó hiểu với trình độ bé bằng những phim ngắn, đơn giản với các hình ảnh người thân quen thuộc dễ hiểu để dạy bé. Khi sử dụng fim để dạy bé, bé tiếp thu rất nhanh vì bé chịu tập trung ngồi xem.

Hy vọng với những chia sẻ trên của Tâm lý Á Châu, quý phụ huynh có thể hướng dẫn con một số nột dung cơ bản nhất để giúp con tiếp cận dần dần với ngôn ngữ. Cha mẹ vừa là người nuôi dưỡng, người thầy giúp các con thành công.

Để được hướng dẫn tư vấn miễn phí cách dạy con và các kỹ năng sống khác quý phụ huynh liên hệ theo thông tin sau:

CÔNG TY CPPT GIÁO DỤC TÂM LÝ Á CHÂU

Trung tâm nghiên cứu,ứng dụng khoa học tâm lý- giáo dục Á Châu

Địa chỉ: Số 12B-TT10, Ngõ 24, đường Nguyễn Khuyến, KĐT Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội (gần trường THCS Văn Quán)

Hotline: 0912 986 793        Mai: tamlyachau@gmail.com

Website:tamlyachau.vn

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here