Dính thắng lưỡi ở trẻ là một nguyên nhân mà ít người biết đến, đó là một dị tật bẩm sinh, làm hạn chế cử động bình thường của lưỡi và ảnh hưởng đến sự phát âm của trẻ.
Dính thắng lưỡi là gì? Dính thắng lưỡi là một dị tật bẩm sinh nhẹ do dây thắng lưỡi (lớp màng mỏng niêm mạc dưới lưỡi) ngắn và làm hạn chế cử động bình thường của lưỡi. Dị tật này gặp khoảng 4%-5% ở trẻ sơ sinh. Số trẻ trai mắc gấp 3 lần trẻ gái. Ngay sau khi sinh, trẻ có thể được phát hiện bị dính thắng lưỡi qua khám lâm sàng, hỏi tiền sử bệnh có liên quan với tật dính thắng lưỡi. Tuy nhiên cũng có trường hợp trẻ được phát hiện bị dính thắng lưỡi muộn hơn sau vài tháng khi thấy trẻ bú khó hoặc lên cân chậm khi trẻ lớn tập nói phát âm khó.
Dính thắng lưỡi có thể gặp dạng dính thắng lưỡi nhiều còn gọi là dính thắng lưỡi hoàn toàn hoặc dạng dính thắng lưỡi nhẹ còn gọi là dính thắng lưỡi một phần do thắng lưỡi ngắn.
Nhận biết dính thắng lưỡi có khó?
Tại nhà, nếu cha mẹ quan tâm cũng có thể phát hiện con bị dính thắng lưỡi khi thấy: – Cử động lưỡi sang hai bên bị hạn chế hoặc đầu lưỡi không thể đụng lên phía trên nóc khẩu cái vì thắng lưỡi ngắn. – Khi trẻ thè lưỡi, đầu lưỡi không nhọn mà có vẻ phẳng hay vuông. – Đầu lưỡi của trẻ có thể có hình trái tim do cử động ra phía trước và ra sau của lưỡi bị giới hạn. – Khi trẻ bú, mẹ có thể nghe thấy có tiếng kêu và trẻ thường bú rất lâu. – Các răng cửa hàm dưới có thể bị nghiêng hoặc có khe hở giữa 2 răng cửa hàm dưới. Trẻ có thể được phát hiện bị dính thắng lưỡi khi được khám ngay sau khi sinh hay khi khám sức khoẻ tổng quát định kỳ. Bác sĩ sẽ nâng dây thắng lưỡi lên để xem xét mức độ dính, độ dày và hình dạng của dây thắng lưỡi khi trẻ khóc.
Không chỉ ảnh hưởng đến việc phát âm Dính thắng lưỡi không chỉ khiến cho trẻ gặp khó khăn trong phát âm, chậm nói, giọng nói bị ngọng nghịu mà còn gây ra nhiều ảnh hưởng khác như:
– Gây khó khăn trong việc ăn uống, khi nuốt lưỡi co lại khó khăn, trẻ bú khó, làm biếng ăn và sẽ chậm lên cân.
– Mất thẩm mỹ hàm răng vì các răng cửa hàm dưới có thể bị nghiêng hoặc có khe hở giữa 2 răng cửa giữa dưới.
Một số lưu ý sau khi phẫu thuật dính phanh lưỡi:
+ Sau phẫu thuật trẻ có thể uống sữa hoặc ăn thức ăn lỏng, mềm và nguội.
+ Cho trẻ uống nhiều nước để làm sạch miệng
+ Trẻ lớn: Hướng dẫn trẻ vận động lưỡi ngay sau mổ, uốn lưỡi lên trên, thò lưỡi ra ngoài.
+ Trẻ nhỏ: Vệ sinh dưới lưỡi, nâng lưỡi lên trên
Sau khi vết thương lành nên hướng dẫn trẻ thực hiện vận động lưỡi, giúp lưỡi di động tốt.
Công ty CP Phát triển Giáo dục Tâm lý Á Châu
Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng Khoa học tâm lý-giáo dục Á Châu
Hotline: 0912 986 793
Website:tamlyachau.vn
Mail: tamlyachau@gmail.com