Con bạn có nhút nhát?

Sự nhút nhát về lâu dài có thể tước đi nhiều cơ hội trong cuộc sống của trẻ. Trẻ rụt rè có nguy cơ trở thành những người lớn nhút nhát nếu không được khắc phục sớm. Bố mẹ hoàn toàn có thể giúp trẻ điều chỉnh và vượt qua tính nhút nhát. Còn nếu sự nhút nhát của trẻ kéo dài và trầm trọng sẽ phải cần đến sự hỗ trợ của các chuyên gia tâm lý.

Thế nào là nhút nhát?

Trẻ em được xem là nhút nhát khi các em không chịu hòa đồng và tham gia các hoạt động chung với bạn bè đồng trang lứa, mặc dù trong lòng các em rất muốn. Trẻ nhút nhát có thể có những biểu hiện như sau:

– Không chịu nói chuyện hay trả lời câu hỏi của người khác, dù đó là những câu hỏi rất đơn giản hoặc rõ ràng.

– Không thích chơi đùa và tham gia các hoạt động tập thể.

– Không thích ra chơi ở những không gian công cộng, đông người hoặc thoáng rộng (như sân trường chẳng hạn), trừ phi đi với một người thực sự thân thiết.

– E ngại mỗi khi được người khác quan tâm chú ý, kể cả khi đó là sự chú ý tích cực.

Trẻ nhút nhát

 Nguyên nhân của sự nhút nhát

Hầu hết trẻ nhỏ từ 6 tháng đến 3 tuổi đều “nhút nhát”, vì thế giới xung quanh còn quá mới mẻ và lạ lẫm với chúng, và các bé sẽ có xu hướng gần gũi với những người thân quen nhất. Sự nhút nhát ở giai đoạn này là bình thường trong quá trình phát triển của trẻ. Và theo lẽ tự nhiên, khi trẻ được 3 hoặc 4 tuổi, trẻ sẽ bắt đầu có nhu cầu vui chơi và tương tác với bạn bè đồng trang lứa.

Trẻ em nhút nhát kéo dài có thể do một hay nhiều nguyên nhân, bao gồm:

Di truyền. Cấu trúc gen của trẻ có những yếu tố gây ra tính nhút nhát được thừa hưởng từ bố mẹ.

Bản tính. Những em bé nhạy cảm quá mức hoặc dễ hoảng sợ có nhiều nguy cơ nhút nhát kéo dài hơn các trẻ khác khi lớn lên.

Bắt chước người lớn. Trẻ con học hỏi bằng cách bắt chước hành vi của những người lớn xung quanh chúng, mà gần gũi nhất chính là phụ huynh. Bố mẹ có tính cách nhút nhát cũng có thể vô tình truyền tính cách này cho con mình thông qua các hoạt động hàng ngày.

Do mối quan hệ gia đình. Trẻ em không được chăm sóc trong gia đình dễ rơi vào trạng thái lo âu và trở nên nhút nhát. Đặc biệt trẻ em thiếu tình thương của bố mẹ sẽ có nguy cơ cao trở nên nhút nhát,

Sống khép kín. Những trẻ em không được tạo điều kiện tiếp xúc với cộng đồng hoặc thế giới bên ngoài trong những năm đầu đời sẽ dễ trở nên nhút nhát do thiếu hụt các kỹ năng giao tiếp và tương tác với mọi người.

Thường xuyên bị chê bai. Những đứa trẻ hay bị chọc ghẹo hoặc ức hiếp bởi bạn bè hoặc người thân trong gia đình như bố mẹ, anh chị em, họ hàng… cũng sẽ có xu hướng nhút nhát và dễ hoảng sợ.

Sợ thất bại. Nhút nhát cũng thường xuất hiện ở những trẻ em được người lớn kỳ vọng quá nhiều. Nhhất là khi những kỳ vọng đó vượt ngoài khả năng của trẻ, trẻ càng trở nên dễ sợ sệt. Trẻ sẽ trở nên rụt rè, không dám làm gì cả vì sợ hỏng việc.

Làm sao giúp trẻ hết nhút nhát?

Không tạo áp lực cho trẻ. Việc tạo áp lực cho trẻ sẽ khiến trẻ sợ hãi, gây phản tác dụng. Khi ta để trẻ được tự do, trẻ sẽ có cơ hội thể hiện khả năng của mình.

Tìm những nơi trẻ thấy thoải mái. Khi trẻ thoải mái, trẻ sẽ cảm thấy dễ chịu và thoải mái phát huy bản thân.

Chú ý ngôn ngữ khi nói với trẻ. Khi cha mẹ là một người nhút nhát, trẻ có thể cũng học tập bắt chước theo phong cách đó. Thêm vào đó, trẻ em rất nhạy cảm, khi nói những lời chỉ trích, chê bai trẻ, trẻ có thể sẽ đồng nhất hóa những gì bạn nói về trẻ vào bản thân. Từ đó, trẻ càng trở nên tự ti, không dám thể hiện mình.

Với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn tâm lý và nghiên cứu chuyên sâu, chúng tôi tự hào là Trung tâm tư vấn và trị liệu đứng đầu về uy tín, chất lượng tại Hà Nội. Khi con bạn gặp bất cứ khó khăn nào về tâm lý, vui lòng liên hệ:

Công ty CP Phát triển Giáo dục Tâm lý Á Châu

Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng Khoa học tâm lý-giáo dục Á Châu

Số 12B-TT10, ngõ 24 đường Nguyễn Khuyến – Văn Quán – Hà Đông- Hà Nội

Hotline: 091 298 67 93 Website:tamlyachau.vn  Mail: tamlyachau@gmail.com

Nguồn: tamlyachau.vn

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here