Có rất nhiều cách giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và tăng tương tác giao tiếp. Bố mẹ cần thiết phải nắm được một số phương pháp để can thiêp tâm lý. Nhằm hỗ trợ cho trẻ một cách tốt nhất. Các phương pháp này cần được xây dựng thành những thói quen hàng ngày được thực hiện khi mặc quần áo cho trẻ, ăn uống, vui chơi, đi tắm, trước khi đi ngủ… Mặc dù, những thói quen này tuy đơn giản nhưng để thực hiện lại cần có sự kiên trì.
Sau đây là một số phương pháp do các chuyên viên về Âm ngữ trị liệu cung cấp cho phụ huynh. Nhằm giúp trẻ triển ngôn ngữ và tăng tương tác giao tiếp.
1. Phương pháp làm mẫu:
Đây là cách giúp trẻ phát triển ngôn ngữ đầu tiên và quan trọng nhất. Hơn nữa cũng là mẫu lời nói rất tốt cho trẻ.Trẻ cần nghe rồi bắt chước lời nói của người hướng dẫn. Vì vậy, cần nói với trẻ những gì chung ta làm trong khi chơi với trẻ. Hay trong những sinh hoạt hàng ngày. Ví dụ: “Con đang chải đầu”, “Mẹ đang nấu cơm cho con”, “con xem ti vi ở trong phòng khách”…
Hầu hết trẻ chưa thể phát âm chính xác nhiều từ cùng lúc. Vì vậy trẻ cố gắng nói được 1 từ nào đó cũng là rất tốt. Cha mẹ nên nói chính xác để trẻ bắt chước đúng. Đặc biệt, không nên nói giọng trẻ con, giọng nũng nịu với trẻ.
Mở rộng – Khi trẻ gọi tên hay nói 1 từ đơn, bạn nên mở rộng từ đó thành một câu. Ví dụ: trẻ nói “chó” thì bố mẹ hoặc người hướng dẫn có thể nói “chó đang chạy”. Trẻ nói “đi” thì có thể phát triển là “con muốn đi chơi”…
2. Bắt chước – cách giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và tăng tương tác giao tiếp
Trẻ nhỏ rất thích bắt chước. Cha mẹ nên bắt đầu bằng cách bắt chước cái gì mà trẻ đã làm được, nhất là điều gì vui nhộn. Ví dụ như bắt chước mặt hề hay một âm thanh khác thường. Hoặc có thể kết hợp cử chỉ bắt chước trong các bài hát. Ví dụ: bài hát “một con vịt xòe ra 2 cái cánh”. Bắt chước tiếng kêu con vật (mèo kêu “meo meo”, chó sủa “gâu, gâu”… )
3. Sự lựa chọn
Đây cũng là một trong những cách giúp trẻ phát triển ngôn ngữ hiệu quả. Và tăng khả năng tương tác giao tiếp. Cha mẹ nên cho trẻ sự lựa chọn trong bữa ăn hoặc trong khi chơi. Điều này sẽ khuyên khích trẻ sử dụng cử chỉ hay phát âm để thể hiện nhu cầu hay mong muốn của bản thân.
Ví dụ: nếu trẻ em chỉ tay về phía tủ lạnh khi trẻ đói. Cha mẹ nên cho trẻ sự lựa chọn bằng cách bạn cầm ly của trẻ lên, rồi chỉ vào sữa và nước cam. Lúc này hỏi trẻ “con đói sao?” “con muốn sữa hay nước cam”. Hoặc khi cho trẻ mặc quần áo. Cha mẹ hỏi trẻ “con thích bộ này hay bộ kia”, “màu xanh hay màu vàng”…
4. Nhắc nhở bằng cách sử dụng âm thanh, cử chỉ hoặc lựa chọn
Cha mẹ hoặc người hướng dẫn trẻ có thể nhắc nhở bằng cách sử dụng âm thanh, cử chỉ hoặc lựa chọn. Ví dụ, nếu bạn muốn trẻ nói “nữa”. Đầu tiên nên hướng dẫn cho trẻ dấu hiệu để nói về từ “nữa” như một lời nhắc nhở. Cha mẹ cũng có thể nhắc nhở bằng cách nói một âm thanh ban đầu của một từ để nhắc nhở trẻ. Ví dụ nếu bạn đã nghe trẻ nói “sữa”, bạn có thể nói “Ssssss” như một lời nhắc.
5. Phương pháp nói song song
Nói song song khi trẻ đang thực hiện bất cứ việc gì. Khi đang chơi với trẻ hoặc trẻ đang ăn, tắm rửa…, cha mẹ nên nói chuyện với trẻ về những gì trẻ làm. Ví dụ, “Con đang xây tào lâu đài lớn . “Con chồng 5 khối lên nhau”. Hay “Con đang ăn chuối”. “Chuối ngon quá”!
6. Chờ đợi/ Giữ lại
Phương pháp này hiệu quả nhất khi trẻ đã biết 1 từ nào đó nhưng không chịu nói ra. Vậy cha mẹ phải làm gì để con nói ra? Trước tiên, cần cho trẻ có thời gian để trả lời trước khi đưa trẻ đồ chơi hay thức ăn trẻ muốn. Có thể trẻ chỉ cần thêm thời gian để trả lời. Hoặc cha mẹ có thể giữ vật lại, không đưa cho trẻ vật trẻ thích và chờ đến khi trẻ trả lời bằng lời nói hay cử chỉ.
7. Sử dụng ngôn ngữ ký hiệu
Khi nói trẻ có thể kết hợp với cử chỉ để diễn tả. Các dấu hiệu có thể giúp trẻ dễ dàng diễn đạt được những điều trẻ mong muốn. Đồng thời sử dụng ngôn ngữ ký hiệu cũng gây kích thích ngôn ngữ và tăng tương tác giao tiếp cho trẻ
8. Giao tiếp bằng hình ảnh
Cha mẹ có thể sử dụng hình ảnh của đồ vật và các hoạt động để trẻ có thể chỉ vào những điều trẻ muốn. Ví dụ: có thể làm một quyển sổ giao tiếp, trong đó là những hình chụp các hoạt động hàng ngày (hình đánh răng, rửa mặt, đi học …). Hoặc các hình ảnh thực phẩm được cắt từ tạp chí… Sau đó dán băng dính phía sau hình ảnh vào trong sổ giao tiếp. Khi trẻ có nhu cầu gì, trẻ sẽ lấy hình ảnh từ trong sổ giao tiếp trao hoặc đưa cho bạn.
9. Phương pháp đặt câu hỏi
Bạn nên hỏi những câu hỏi mở, không nên hỏi câu hỏi dạng “có/không”. Hãy sử dụng câu hỏi mở được để bắt đầu một cuộc trò chuyện với trẻ. Ví dụ “Ba ở đâu?” hay “Trưa nay con muốn ăn gì?” … Nếu trẻ không trả lời, có thể trả lời cho trẻ “Ba đi làm” hoặc “Trưa nay con ăn thịt gà”.
10. Tính mới lạ
Trẻ con rất dễ bị kích thích bởi những điều mới lạ. Cha mẹ có thể làm cái gì đó lạ, bất ngờ trong trò chơi hay trong thói quen hàng ngày để trẻ phản ứng ,trả lời.
Ví dụ: khi đánh răng, cha mẹ trao cho trẻ cái lược và chờ xem trẻ phản ứng ra sao. Nếu trẻ không phản ứng, bạn sẽ nói với trẻ : “chúng ta không dùng lược để đánh răng, chúng ta dùng bàn chải đánh răng để đánh răng”.
Một số cách giúp trẻ phát triển ngôn ngữ khác
Có rất nhiều phương pháp can thiệp tâm lý để hỗ trợ cho trẻ. Ngoài những cách giúp trẻ phát triển ngôn ngữ trên. Bố mẹ có thể áp dụng một số phương pháp khác để giúp con phát triển ngôn ngữ và tăng tương tác giao tiếp.
Cha mẹ có thể giả bộ không nhớ điều gì nhằm tạo cơ hội cho trẻ nhớ điều đó và bày tỏ ý kiến. Ví dụ, nếu trẻ muốn uống sữa, hãy đặt ly của trẻ trên bàn và đặt sữa trong tầm tay, nhưng không đổ sữa. Hoặc khi hát một bài hát “ba thương con vì con giống…..” và quên nói từ “mẹ”, trẻ sẽ cố gắng để nói điền vào từ “mẹ”.
Bên cạnh đó, để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ. Bố mẹ hãy cùng đồng hành cùng con ở mọi nơi mọi lúc. Hãy cho trẻ làm cùng, và nói về mọi việc đang làm. Ví dụ : “Mẹ đang giặt quần áo cho con”, “Mẹ đang rửa rau, mẹ đang làm rau trộn cho con“
Cha mẹ nên dụng ngôn ngữ đơn giản để yêu cầu với trẻ nhỏ. Không nên giải thích dài dòng, khó hiểu. Ví dụ: bạn chỉ nói đơn giản “con mặc áo lạnh vào” thay vì nói “Con mặc áo lạnh vào vì ngoài đường rất lạnh và chúng sẽ đi đến nhà bà ngoại” .
Hãy đặt mọi thứ ra xa tầm với của trẻ – Thay vì đặt ly sữa trên bàn, trong tầm nhìn & tầm tay của trẻ. Cha mẹ nên đưa ly sữa ra xa tầm tay của trẻ. Điều này giúp trẻ bày tỏ ý muốn bằng cử chỉ hay lời nói.
Cha mẹ hãy đồng hành, sẻ chia và kiên nhẫn cùng con. Với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn tâm lý và nghiên cứu chuyên sâu. Chúng tôi tự hào là Trung tâm tư vấn và trị liệu đứng đầu về uy tín, chất lượng tại Hà Nội. Khi con bạn gặp bất cứ khó khăn nào về tâm lý, vui lòng liên hệ:
Công ty CP Phát triển Giáo dục Tâm lý Á Châu
Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng Khoa học tâm lý-giáo dục Á Châu
Số 12B-TT10, ngõ 24 đường Nguyễn Khuyến – Văn Quán – Hà Đông – Hà Nội
Hotline: 0912 986 793
Website:tamlyachau.vn Mail: tamlyachau@gmail.com
Nguồn: tamlyachau.vn