Bộ máy phát âm liên quan gì tới giọng nói của con người

Đã bao giờ bạn tự hỏi, tại sao chúng ta lại có tiếng nói, hay tại sao giọng nói của người này lại khác với giọng nói của người khác và bộ máy phát âm có liên quan gì tới giọng nói của con người? Bộ máy nào trong cơ thể đảm đương nhiệm vụ phát âm? Hãy cùng khám phá những điều thú vị về giọng nói của chúng ta nhé!

co-che-hoat-dong-cua-bo-may-phat-am
co-che-hoat-dong-cua-bo-may-phat-am

Tại sao con người có giọng nói?

Để có được giọng nói mà hằng ngày chúng ta vẫn sử dụng, là sự làm việc hài hòa, nhịp nhàng của bộ máy phát âm.  Bộ máy phát âm được hình thành từ sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ của nhiều bộ phận khác nhau, tạo nên tiếng nói cũng như tiếng hát. Gồm:

  • Bộ phận cung cấp làn hơi
  • Bộ phận phát thanh
  • Bộ phận truyền tăng âm
  • Bộ phận phát âm (nhả chữ)
  • Bộ phận dội âm

Cơ chế hoạt động của những bộ máy phát âm có liên quan gì tới giọng nói?

1. Bộ phận cung cấp làn hơi

bo-cung-cap-lan-hoi
bo-cung-cap-lan-hoi

Phổi được cấu tạo từ những tế bào xốp, có độ giãn nở lớn, tạo thành từ những túi nhỏ, các túi này giãn ra chữa đầy không khí và co lại để đẩy không khí ra ngoài bằng các phế quản.

Đặc biệt, sự giãn nở chủ động của phổi có sự hỗ trợ của lồng ngực và hoành cách mô. Khi hơi từ phổi đi ra ngoài, nếu tác động đúng cách lên dây thanh đới (dây tiếng) thì sẽ có âm thanh phát ra. Vậy, hơi là một trong những yếu tố quan trọng để có một giọng nói khỏe, vì chất lượng âm thanh phụ thuộc phần lớn vào làn hơi từ phổi tác động lên dây thanh đới.

2. Bộ phận phát thanh

Bộ phận phát thanh gồm 2 dây thanh đới nằm trong thanh quản. Thanh đới là bộ phận chủ yếu phát ra âm thanh. Có 2 loại thanh đới: Thanh đới mỏng/ ngắn, đóng mở nhanh thanh đới dày/dài. Thanh đới càng mỏng thì âm phát ra càng cao.

Thanh đới không chỉ ảnh hưởng tới độ cao của âm mà còn góp phần tạo ra âm sắc, cường độ của âm thanh. Ở mỗi người, thanh đới có sự đóng mở khác nhau, tạo ra những âm thanh có độ cao, độ trong nghe khác nhau.

3. Bộ phận truyền tăng âm

Bộ phận truyền âm bao gồm cuống họng (yết hầu) thông với đường miệng hoặc mũi. Đây là bộ phận gom các chấn động âm thanh do thanh đới tạo ra, truyền ra ngoài qua đường miệng hoặc mũi. Ở đây, âm thanh không chỉ được truyền ra ngoài mà còn được tăng âm. Khoang miệng trống đóng vai trò là chiếc hộp cộng hưởng, khuếch đại âm thanh trước khi đưa ra ngoài.

bo-truyen-tang-am
bo-truyen-tang-am

4. Bộ phận phát âm (nhả chữ)

Bộ phát âm là miệng với các hoạt động của môi, răng, lưỡi, hàm dưới, vòm mềm (hàm ếch mềm, cúa mềm, ngạc mềm).

Ngoài ra, khi nói đến khẩu hình là nói đến hình thể, hình dáng, cả bên ngoài lẫn bên trong của miệng do hoạt động phối hợp của môi, lưỡi, hàm dưới, vòm mềm tạo ra khi phát âm. Mở khẩu hình không đúng cách sẽ ảnh hưởng không chỉ đến chất lượng âm thanh, mà nhất là ảnh hưởng đến việc rõ lời, vì vậy khi dạy trẻ cần đặc biệt lưu ý đến khẩu hình khi phát âm.

5. Bộ phận dội âm

Bộ phận dội âm là toàn hộ các khoan trống trên cơ thể, chủ yếu là các khoang trên đầu, trên mặt. Âm thanh trước khi đưa ra ngoài được đưa tới các khoang, qua quá trình cộng hưởng âm sẽ tạo ra những âm thanh có độ vang, độ to khác nhau.

Như vậy, để có được giọng nói cũng những âm thanh hằng ngày chúng ta trò chuyện, hay ca hát là cả một quá trình không đơn giản. Nó là sự phối hợp của rất nhiều các cơ quan với nhau. Trong đó bộ máy phát âm đóng một vị trí vô cùng quan trọng.

Với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn tâm lý và nghiên cứu chuyên sâu, chúng tôi tự hào là Trung tâm tư vấn và trị liệu đứng đầu về uy tín, chất lượng tại Hà Nội. Khi con bạn gặp bất cứ khó khăn nào về tâm lý, vui lòng liên hệ:

Công ty CP Phát triển Giáo dục Tâm lý Á Châu

Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng Khoa học tâm lý-giáo dục Á Châu

Số 12B-TT10, ngõ 24 đường Nguyễn Khuyến – Văn Quán – Hà Đông- Hà Nội

Hotline: 091 298 67 93 Website:tamlyachau.vn

Mail: tamlyachau@gmail.com

 

 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here