Vì sao trẻ bị thoái lui trong quá trình can thiệp

Trong quá trình can thiệp, không tránh khỏi một giai đoạn trẻ bị thoái lui đi so với những ngày trước đó. Vậy, vì sao trẻ bị thoái lui trong quá trình can thiệp? Đó là câu hỏi nói lên sự hoang mang của phụ huynh khi con mình xuất hiện các hành vi tiêu cực đi.

Các biểu hiện cho thấy trẻ đang bị thoái lui trong quá trình can thiệp

Vì sao trẻ bị thoái lui trong quá trình can thiệp ?

  • Sự thay đổi từ môi trường xã hội

Trẻ bị thoái lui – một nguyên nhân có thể nhắc tới đầu tiên là môi trường mà trẻ đang sinh sống. Môi trường thay đổi đột ngột như các công trình xây dựng ồn ào hoặc sự di chuyển đến địa điểm mới. Đối với trẻ đặc biệt, tất cả những thay đổi từ yếu tố môi trường xung quanh đều đem lại cảm giác không an toàn. Bởi trẻ rất nhạy cảm và khó thích nghi với môi trường thay đổi. Vì thế mà tâm lý của trẻ không ổn định, ảnh hưởng tới quá trình can thiệp của trẻ.

  • Mối quan hệ trong gia đình có thay đổi

Ngoài yếu tố môi trường thì mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình cũng là một nguyên nhân cần lưu ý. Trẻ đặc biệt luôn muốn được sự quan tâm, chú ý nhiều từ người thân. Khi mối quan hệ giữa các thành viên có xích mích, gây cãi nhau rất dễ tạo nên bầu không khí căng thẳng trong ngôi nhà. Trẻ sẽ thiếu đi sự quan tâm hơn trước vì các lý do chủ quan như sự đùn đẩy trách nhiệm, sự ích kỷ của người lớn,… Hiển nhiên, đây là tác nhân ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển của trẻ.

gia-dinh-xay-ra-mau-thuan
gia-dinh-xay-ra-mau-thuan
  • Nề nếp sinh hoạt thay đổi

Nguyên nhân tiếp theo khiến trẻ bị thoái lui là nề nếp thời gian sinh hoạt thay đổi. Ví dụ như trường mầm non cho nghỉ hè, đồng nghĩa với việc trẻ phải ở nhà nhiều hơn. Sự tương tác hàng ngày của trẻ dần ít đi. Dễ dẫn đến việc trẻ chỉ biết chơi một mình hoặc ở nhà xem ti vi. Không lâu sau trẻ lại bị cuốn vào môi trường thiếu tương tác, chỉ muốn ở nhà, không muốn đi học. Nếu người lớn không để ý, trẻ sẽ lại nhanh chóng rơi về trạng thái ban đầu.

  • Phương pháp dạy con tại nhà chưa phù hợp

Không quản lý được thời gian làm việc dẫn đến không có thời gian cho gia đình hiện nay ảnh hưởng lớn đến độ tương tác dạy trẻ tại nhà. Dạy con nhưng người lớn luôn cảm thấy bứt dứt, mệt mỏi. Từ đó dễ nổi nóng và sẽ có hành vi không hay khi trẻ không nghe lời mình. Mặt khác, phụ huynh luôn nghe theo kinh nghiệm dạy “con nhà người ta”, hàng xóm. Bê nguyên giáo trình của hàng xóm về áp dụng cho con nhà mình. Đó là một cách dạy sai lầm của nhiều bậc cha mẹ. Vô tình, cha mẹ dần tạo ra áp lực cho trẻ. Ngày càng khiến trẻ trở nên sợ học và dễ thoái lui.

  • Sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng

Trẻ đang trong quá trình phát triển cả về mặt thể chất lẫn tinh thần, việc có một chế độ ăn hợp lý cho trẻ rất quan trọng. Đặc biệt đối với trẻ đang trong quá trình can thiệp, luôn phải để ý bổ sung để trẻ có năng lượng học và tiếp thu hơn. Khi thiếu chất, trẻ dễ cáu giận, mệt làm ảnh hưởng đến quá trình can thiệp của trẻ. Ngoài giờ học tương tác bình thường, trẻ còn học thêm các giờ can thiệp chuyên sâu. Vì vậy cha mẹ nên tìm hiểu hoặc nghe tư vấn của bác sĩ để xây dựng chế độ ăn phù hợp cho trẻ.

thieu-hut-cac-chat-dinh-duong-cho-tre
thieu-hut-cac-chat-dinh-duong-cho-tre
  • Khủng hoảng theo độ tuổi

Nhiều người cứ nghĩ “Chỉ người lớn mới gặp khủng hoảng” nhưng thực tế trẻ cũng gặp khủng hoảng tâm lý. Khủng hoảng theo độ tuổi dẫn đến thay đổi về tính cách, hành vi. Trẻ bắt đầu trở nên ngang bướng, hay ăn vạ, làm ngược lại ý người lớn, ném đồ, đánh lại,… Theo sự phát triển, trẻ dần nhận thức được một phần “cái tôi” bản thân, muốn gây sự chú ý hơn từ người lớn. Đồng thời, các nhu cầu cá nhân nhiều hơn và trẻ muốn đạt được hết các nhu cầu đó. Ví dụ như đòi mua đồ chơi, bắt chước những tật xấu của bạn bè, “làm mình làm mẩy”,… Những hành vi ngang bướng trên tác động đến tư duy phát triển của trẻ khiến trẻ bị thoái lui trong quá trình can thiệp.

Kết luận

Tóm lại có rất nhiều yếu tố tác động khiến trẻ có một giai đoạn sẽ trở nên bướng bỉnh và bị thoái lui. Trẻ ngay lúc này rất cần sự quan tâm đúng mực và định hướng phù hợp từ người lớn. Quý phụ huynh đừng quá lo lắng khi con mình có các biểu hiện của sự thoái lui trong khi can thiệp.Hãy xem xét các yếu tố nêu trên trong bài để có biện pháp thay đổi kịp thời cho trẻ.

Với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn tâm lý và nghiên cứu chuyên sâu, chúng tôi tự hào là Trung tâm tư vấn và trị liệu đứng đầu về uy tín, chất lượng tại Hà Nội. Khi con bạn gặp bất cứ khó khăn nào về tâm lý, vui lòng liên hệ:

Công ty CP Phát triển Giáo dục Tâm lý Á Châu

Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng Khoa học tâm lý-giáo dục Á Châu

Số 12B-TT10, ngõ 24 đường Nguyễn Khuyến – Văn Quán – Hà Đông – Hà Nội

Hotline: 091 298 67 93 Website:tamlyachau.vn  Mail: tamlyachau@gmail.com

 

 

 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here