Cha mẹ làm gì khi trẻ có thêm em

Trung tâm Tâm lý Á Châu xin chào các ba mẹ! Có thể nói rằng nhiều gia đình Việt Nam hiện nay vẫn còn thờ ơ, chủ quan và chưa có nhiều kỹ năng cũng như chưa có sự tìm hiểu sâu về tâm lý của con mình khi trẻ có thêm em. Điều đó dẫn đến những thay đổi tâm lý tiêu cực trong quá trình phát triển của trẻ. Vậy cha mẹ làm gì khi trẻ có thêm em?

Những việc cha mẹ cần làm khi trẻ có thêm em

Thứ nhất là chuẩn bị cho trẻ một tâm lý ổn định trước khi trẻ có thêm em.

Nhiều gia đình thường chủ quan, xem thường cảm xúc của trẻ, nghĩ rằng “Ôi dào! Trẻ con nó biết cái gì.” Rồi mải miết đi làm và sống trong niềm vui , sự bận rộn khi chuẩn bị đón chào một thành viên mới. Từ đó mà quên đi việc quan tâm đến suy nghĩ của con mình. Điều này đã vô tình làm cho con cảm thấy cô đơn và ảnh hưởng tới tâm lý về sau.

Vì vậy, chuẩn bị cho trẻ một tâm lý ổn định trước khi có em là điều vô cùng cần thiết. Mỗi ngày, ba mẹ hãy cố gắng giành thời gian cho con của mình. Có thể trong những bữa cơm hay trước giờ đi ngủ, cùng con trò chuyện lắng nghe con nhiều hơn. Cha mẹ hãy giúp con biết cách bày tỏ hết suy nghĩ của mình.  Nó giúp con cảm thấy an tâm và tránh việc dồn nén cảm xúc tiêu cực quá lâu nhé.

Thứ hai tránh nói những cụm từ trêu đùa gây ảnh hưởng tới tâm lý trẻ

Bên cạnh việc quan tâm tới tâm lý của trẻ ba mẹ cũng cần tránh trêu đùa trẻ bằng các từ như “ra rìa”, “phải nhường”, “phải cho”,… Khi đó trẻ sẽ cảm thấy tủi thân hoặc rất tức giận. Vì sao lại như vậy? Tình yêu thương đối với trẻ nó không những là bản năng mà nó rất quan trọng. Đặc biệt là đối với trẻ đặc biệt bởi nó vô cùng nhạy cảm và linh thiêng. Lúc này, ba mẹ cần khéo léo và sáng suốt giúp trẻ hiểu được vị trí cũng như trách nhiệm quan trọng của trẻ sau này. Bởi nó giúp trẻ học được cách cảm thông và tự giác chia sẻ sự yêu thương trong gia đình. Đó cũng là một lưu ý nữa mà ba mẹ cần làm khi trẻ có em.

Thứ ba là xây dựng niềm tin cho trẻ – khi trẻ có thêm em

Một lưu ý nữa mà cha mẹ không thể bỏ qua khi trẻ có em đó là xây dựng niềm tin cho trẻ. Ba mẹ nào cũng yêu thương con mình hết mực, luôn mong con khôn ngoan. Tuy nhiên nhiều ba mẹ lại có ý nghĩ sai về quan niệm là “Thương cho roi cho vọt”. Điều này có làm làm ảnh hưởng xấu đến suy nghĩ và tâm lý của trẻ. Ba mẹ cần học cách lắng nghe, không nên trách móc trẻ, quát mắng hay đánh trẻ, vì điều này càng làm tăng lên sự tức giận và ích kỷ bên trong trẻ mà thôi.

Để trẻ luôn cảm thấy được an toàn hơn cha mẹ cần liên tục tạo niềm tin cho trẻ. Có thể động viên trẻ rằng “Trẻ mãi luôn là niềm tự hào và quan trọng trong cuộc sống của cha mẹ”. Song song, cha mẹ cũng cần giúp trẻ tự tạo niềm tin cho bản thân. Niềm tin đó là “Ba mẹ luôn yêu thương mình” bằng cách hãy nhẹ nhàng, kiên nhẫn và tôn trọng trẻ. Cần dạy cho trẻ hiểu được sự quan trọng của các thành viên trong gia đình thông. Chúng ta có thể kể cho con nghe những câu chuyện về cuộc sống, thế giới xung quanh. Nên kể trước khi đi ngủ hoặc những lúc gia đình quây quần rảnh rỗi chơi đùa với nhau.

Cuối cùng là dạy cho con cách tự chăm sóc bản thân.

Việc dạy con cách để tự chăm sóc bản thân là vô cùng quan trọng trong giai đọan này. Cha mẹ cần phân bố thời gian làm sao hợp lý giành cho các con của mình. Lúc này ba mẹ như những người bạn của con. Hãy học cách kiên nhẫn để có thể cùng con thực hiện một số các hoạt động tự chăm sóc bản thân cơ bản như: dọn dẹp đồ đạc, đánh răng, rửa mặt, mặc quần áo,… để tạo thói quen tự lập và chủ động cho trẻ càng sớm càng tốt.

Yêu thương – trách nhiệm – sẻ chia

Tóm lại trên đây là bốn quy tắc khái quát nhất giúp ba mẹ có thể đồng hành để chia sẻ, thấu hiểu và giáo dục trẻ. Có thể nói gia đình không ai khác chính là nền giáo dục tốt nhất đối với trẻ. Chính vì vậy cha mẹ cần khéo léo hơn trong cách nuôi dạy trẻ để giúp trẻ có một môi trường phát triển tốt nhất.

Với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn tâm lý và nghiên cứu chuyên sâu, chúng tôi tự hào là Trung tâm tư vấn và trị liệu đứng đầu về uy tín, chất lượng tại Hà Nội. Khi con bạn gặp bất cứ khó khăn nào về tâm lý, vui lòng liên hệ:

Công ty CP Phát triển Giáo dục Tâm lý Á Châu

Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng Khoa học tâm lý-giáo dục Á Châu

Số 12B-TT10, ngõ 24 đường Nguyễn Khuyến – Văn Quán – Hà Đông – Hà Nội

Hotline: 091 298 67 93 Website:tamlyachau.vn  Mail: tamlyachau@gmail.com

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here