Kỹ năng mềm cho sinh viên

Theo UNESCO mục đích học tập là: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”. Năng lực của con người được đánh giá trên cả 3 khía cạnh: kiến thức; Kỹ năng;Và thái độ. Điều đó khẳng định rằng học không chỉ để biết mà học còn để làm việc; Để chung sống và để tự khẳng định mình. Những năm gần đây; Các phương tiện thông tin đại chúng nhắc nhiều đến cụm từ “kỹ năng mềm” và “kỹ năng cứng”.

Kỹ năng mềm

Vậy thế nào là kỹ năng mềm và kỹ năng cứng?

Kỹ năng mềm (soft skills) – trí tuệ cảm xúc: là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con người. Thường không được học trong nhà trường; Không liên quan đến kiến thức chuyên môn; Không thể sờ nắm. Càng không phải là kỹ năng cá tính đặc biệt mà phụ thuộc chủ yếu vào cá tính của từng người. Nhưng, kỹ năng mềm lại quyết định bạn là ai, làm việc thế nào, là thước đo hiệu quả cao trong công việc.

Ngược lại, kỹ năng cứng (hard skills) – trí tuệ logic: chính là khả năng học vấn của bạn, kinh nghiệm và sự thành thạo về chuyên môn. Những kiến thức đó dù học tốt tới đâu trong 4 – 5 năm đại học thì nó cũng chỉ là một phần nhỏ trong cái đại dương mênh mông kiến thức sau này của đời con người.

Thực tế cho thấy kỹ năng cứng tạo tiền đề; Kỹ năng mềm tạo nên sự phát triển. Người thành đạt chỉ có 25% là do kiến thức chuyên môn; 75% còn lại được quyết định bởi những kỹ năng mềm họ được trang bị. Chìa khóa dẫn đến thành công thực sự là bạn phải biết kết hợp cả hai kỹ năng này một cách khéo léo.

Làm thế nào để rèn luyện kỹ năng mềm?

Xác định rõ công việc

Sinh viên trước hết phải xác định rõ công việc mình muốn làm sau khi ra trường. Sau đó phân tích xem đối với công việc đó, Đâu là kỹ năng cứng; Đâu là kỹ năng mềm.

Chẳng hạn với vị trí nhân viên phòng Kinh doanh thì kỹ năng giao tiếp, thuyết phục khách hàng lại chính là kỹ năng “cứng”, hay chính là chuyên môn của nghề nghiệp. Nhưng với vị trí Lập trình viên máy tính thì đương nhiên đó là những kỹ năng “mềm”. Việc xác định rõ “mềm”, “cứng” và nhận ra điểm mạnh, điểm yếu; Những mặt thiếu hụt của bản thân là yêu cầu đầu tiên và rất quan trọng để trau dồi kỹ năng “mềm”. Các bạn phải tập kỹ năng hàng ngày, cũng như tập viết, tập đọc thì mới nhuần nhuyễn được. Hãy nhớ rằng, xã hội ngày này là một xã hội thay đổi; Cần sự uyển chuyển chứ không cần sự cứng nhắc.

Chủ động học tập

Có những bạn sinh viên năng động; Tự tìm kiếm các cơ hội để học tập trau dồi các kỹ năng mềm cho bản thân. Nhưng phần nhiều các bạn sinh viên chưa biết đến kỹ năng mềm cũng như chưa nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của kỹ năng mềm trong cuộc sống ngày nay. Vì vậy, chỉ nghĩ rằng học thật giỏi là đủ và chắc chắn sẽ có một tấm vé khi vào đời; Quan điểm này không sai nhưng chưa đủ.

Bạn học giỏi chuyên môn; nhưng chưa chắc bạn có thể thích ứng nhanh với công việc hay sự thay đổi về “môi trường” cuộc sống. Bạn có thành tích học tập mà ai nhìn vào cũng thật đáng nể nhưng chưa chắc đã có được cảm tình với nhà tuyển dụng, đó là bạn đã thiếu một yếu tố quan trong đó là kỹ năng mềm. Bạn học không xuất sắc; Nhưng bạn luôn mạnh rạn, tự tin trong bất kỳ tình huống thay đổi nào. Bạn luôn đạt được kết quả tốt nhất, đó là bạn đã có kỹ năng mềm.

Thành công cần kỹ năng mềm

Kỹ năng mềm cần quá trình tích lũy

Tuy nhiên, kỹ năng mềm cần được nghiêm túc nhìn nhận là một quá trình tích lũy. Tân sinh viên dựa trên những khả năng của bản thân; Mục tiêu trong tương lai để xây dựng lộ trình rèn luyện các kỹ năng qua mỗi năm học. Từ đó đến khi ra trường, bạn sẽ tự tin với năng lực của mình cùng với bộ hồ sơ xin việc hoàn hảo.

Với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn tâm lý và nghiên cứu chuyên sâu, chúng tôi tự hào là Trung tâm tư vấn và trị liệu đứng đầu về uy tín, chất lượng tại Hà Nội. Khi con bạn gặp bất cứ khó khăn nào về tâm lý, vui lòng liên hệ:

Công ty CP Phát triển Giáo dục Tâm lý Á Châu

Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng Khoa học tâm lý-giáo dục Á Châu

Số 12B-TT10, ngõ 24 đường Nguyễn Khuyến – Văn Quán – Hà Đông – Hà Nội

Hotline: 091 298 67 93 Website:tamlyachau.vn  Mail: tamlyachau@gmail.com

Nguồn: tamlyachau.vn

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here