Dạy trẻ các kỹ năng tự kiểm soát bản thân là một trong những điều quan trọng mà cha mẹ cần làm cho con mình. Đây là những kỹ năng sống quan trọng giúp mang lại sự thành công trong cuộc đời trẻ. Việc năng tự kiểm soát, giúp trẻ có thể đưa ra những quyết định và ứng xử phù hợp.
Tại sao trẻ luôn dựa dẫm, chờ đợi hướng dẫn mỗi khi gặp vấn đề nào đó?
Liệu có phải chúng sẽ luôn luôn được chỉ dẫn. Trẻ tự kỷ dễ trở nên phụ thuộc vào chúng ta. Chúng ta dạy tuân theo quy định nhưng không dạy trẻ tự quyết định. Sẽ tốt hơn cho trẻ nếu chúng ta dạy chúng cách tự quản lý hành vi và nhu cầu của bản thân. Một mục tiêu quan trọng là dạy trẻ tự đưa ra quyết định. Trẻ có thể cần phải học một vài kỹ năng hỗ trợ để đạt được mục tiêu này.
Làm sao để dạy trẻ các kỹ năng tự kiểm soát bản thân? Điều này có khó quá không?
Không chỉ với trẻ khuyết tật, đây còn là một kỹ năng khó đối với nhiều người. Khi con người buồn bực hoặc khó chịu, lẽ dĩ nhiên là họ sẽ phản ứng lại với nguyên gây ra điều đó. Giữa những phản ứng mang tính cảm xúc như vậy, điều cần thiết là dừng lại và đưa quyết định để thay đổi hoàn cảnh dẫn đến cách phản ứng khác đi với tình huống.
Điều này đặc biệt rất phức tạp với trẻ tự kỷ, những trẻ vốn gặp khó khăn trong quản lý hành vi và giao tiếp. Ngay cả trong điều kiện tốt nhất chúng vẫn phải trải qua những khó khăn trong việc ra quyết định và diễn đạt điều mình muốn. Nếu buộc phải thực hiện những việc này trong điều kiện căng thẳng, trẻ gần như là không thể làm được.
Vậy theo bạn nên dạy trẻ điều gì?
Không có một kỹ thuật chung nào cho tất cả các tình huống mà trẻ có thể gặp phải. Thông thường, trẻ được hưởng lợi từ những việc sau:
- Giúp trẻ nhận ra rằng mình đang có những khó khăn hoặc nhu cầu nào đó
- Cho trẻ cơ hội để đưa ra lựa chọn của chính mình
- Dạy trẻ nhận biết khi nào chúng đang bình tĩnh hoặc đã sẵn sàng để chuyển sang hoạt động khác.
Làm cách nào dạy trẻ cách tự đối phó với những khó khăn?
Lưu ý rằng, trẻ tự kỷ được hưởng lợi từ việc học các công việc hằng ngày cũng như từ sự nhắc nhở, gợi ý dưới dạng hình ảnh. Do đó, một giải pháp logic là sử dụng hỗ trợ bằng hình ảnh để nhắc nhở và dạy trẻ về lịch trình các hoạt động.
Phương cách này sẽ không giúp giải quyết mọi tình huống, nhưng nó sẽ là một sự khởi đầu để định hướng cho trẻ khả năng giải quyết tình huống một cách độc lập. Hãy nhớ, mức độ thành công của trẻ tỷ lệ thuận với mức độ độc lập trong xử lý tình huống.
Ví dụ tình huống
Tình huống: Marry rất nhạy cảm với âm thanh. Khi lớp học trở nên quá ồn ào, cậu bé bắt đầu không kiểm soát được bản thân. Khi tiếng ồn to hơn nữa. Marry có xu hướng lóc, cắn cổ tay hoặc đánh bạn. Cậu bé không biết làm gì khác để đối phó với tình huống này.
Nguyên nhân: Marry phản ứng với tiếng ồn theo cách duy nhất mà cậu biết. Cậu bé không biết làm cách nào để thay đổi môi trường.
Giải pháp: Marry cần học cách kiểm soát bản thân trong những hoàn cảnh không thoải mái đối với mình. Giáo viên đã dạy cậu một vài cách diễn đạt vấn đề. Một công cụ giao tiếp được thiết lập nhằm nhắc nhở việc sử dụng những ngôn ngữ giao tiếp phù hợp với tình huống.
Thêm vào đó, giáo viên cũng đưa ra một số lựa chọn cho Marry trong trường hợp cô bé không thể kiểm soát bản thân. Trước tiên, giáo viên cho Marry xem những lựa chọn là gì và giúp cậu lựa chọn. Khi Marry có thể lựa chọn được những lựa chọn khác nhau.
Lúc bị làm phiền cậu có thể sử dụng chúng. Chẳng hạn như: Khi quá ồn ào, em muốn nghỉ một lúc. Sau đó chọn hoạt động tiếp theo: đi đến chỗ yên tĩnh; đeo tai nghe vào; nghe nhạc; đi dạo…
Với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn tâm lý và nghiên cứu chuyên sâu. Chúng tôi tự hào là Trung tâm tư vấn và trị liệu đứng đầu về uy tín, chất lượng tại Hà Nội. Khi con bạn gặp bất cứ khó khăn nào về tâm lý, vui lòng liên hệ:
Công ty CP Phát triển Giáo dục Tâm lý Á Châu
Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng Khoa học tâm lý-giáo dục Á Châu
Số 12B-TT10, ngõ 24 đường Nguyễn Khuyến – Văn Quán – Hà Đông – Hà Nội
Hotline: 0912 986 793
Website:tamlyachau.vn Mail: tamlyachau@gmail.com
Nguồn: tamlyachau.vn