Cha mẹ quên dạy – Trẻ chậm nói

Trẻ đến 2 tuổi bắt đầu học cách nói chuyện và bắt chước các âm thanh mà bé nghe được. Nếu trẻ sau 2 tuổi chưa nói được từ nào bị xem là trẻ chậm nói. Cha mẹ cần theo dõi sát sao quá trình phát triển của con mình, nhằm phát hiện sớm trẻ chậm nói và xử lý vấn đề càng sớm càng tốt.

Trẻ chậm nói, có thể do có vấn đề ở cơ quan phát âm hay do sự tác động của các yếu tố tâm lý, giáo dục gây rối loạn ngôn ngữ ở trẻ.

Trẻ chậm nói
Trẻ chậm nói

Những nguyên nhân khiến trẻ chậm nói

Nhiều nguyên nhân có thể khiến trẻ chậm phát triển khả năng nói và ngôn ngữ. Đôi khi chỉ là do trục trặc trong vòm miệng, như với lưỡi hoặc hàm ếch. Dây hãm ngắn cũng có thể hạn chế cử động của lưỡi khiến trẻ khó nói…

Trục trặc trong khả năng nghe cũng thường có liên quan đến việc chậm nói, đó là lý do ví sao trẻ nên được bác sĩ tai mũi họng kiểm tra khi có vấn đề về nói. Trẻ khó nghe cũng sẽ gặp khó khăn trong việc hiểu, bắt chước và sử dụng ngôn ngữ.

Ngoài ra, trẻ chậm nói còn có nguyên nhân do tâm lý. Nguyên nhân tâm lý là do gia đình hoặc quá cưng chiều, hay bỏ bê trẻ, hoặc đã xảy ra một biến cố nào đó làm ảnh hưởng đến tâm lý trẻ.

Cha mẹ có thể làm gì để giúp trẻ chậm nói?

Trước tiên cha mẹ, người thân cần chú ý chăm sóc, quan tâm phát triển kỹ năng ngôn ngữ ở trẻ phù hợp với độ tuổi, và cần can thiệp sớm khi thấy trẻ có dấu hiệu bất thường về phát triển ngôn ngữ.

Các biểu hiện bất thường về phát triển ngôn ngữ ở trẻ:
  • Không đáp ứng với giọng nói hay những âm thanh to khi bé 6 – 8 tuần tuổi.
  • Không cười với giọng nói của cha mẹ lúc 2 tháng.
  • Không quan tâm đến người và vật xung quanh lúc 3 tháng.
  • Không quay đầu theo hướng âm thanh lúc 4 tháng.
  • Không cười tự phát lúc 6 tháng.
  • Không bập bẹ lúc 8 tháng.
  • Không nói được từ đơn lúc bé 2 tuổi.
  • Không nói được một câu đơn giản khi bé 3 tuổi.

Nếu thấy trẻ có một trong những biểu hiện trên, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để các bác sĩ kiểm tra. Tùy theo mức độ chậm nói và độ tuổi của trẻ các bác sĩ sẽ có nhiều hình thức can thiệp khác nhau như tư vấn, hướng dẫn cha mẹ huấn luyện ngôn ngữ cha mẹ tại gia đình, hoặc cần kết hợp chuyên gia ngôn ngữ, tâm lý và bác sĩ để can thiệp thúc đẩy ngôn ngữ ở trẻ.

Đưa trẻ đi khám khi có dấu hiêu chậm nói
Đưa trẻ đi khám khi có dấu hiêu chậm nói

Đối với trẻ chậm nói do nguyên nhân thực thể, đa phần là do trẻ có vấn đề về thính lực. Các bác sĩ phải điều trị về thính lực cho trẻ. Đối với trẻ bị điếc nhẹ và điếc trung bình thì việc điều trị trước 5 tuổi rất có hiệu quả. Trong những trường hợp điếc do viêm tai, thủng màng nhĩ, trẻ sẽ được điều trị bằng phẫu thuật, vá màng nhĩ để nâng sức nghe. Với những trường hợp không nghe lại được thì phải can thiệp bằng cách đeo máy nghe.

Chăm sóc phát triển ngôn ngữ tránh cho trẻ chậm nói

Cha mẹ cần quan tâm chăm sóc thúc đẩy kỹ năng ngôn ngữ ở trẻ tùy theo độ tuổi. Trẻ có thể nghe và hiểu từ rất sớm, trước khi trẻ có thể tự nói.

Do đó cha mẹ cần khuyến khích trẻ tập nói.

Cần thường xuyên nói chuyện với trẻ, đọc sách cho trẻ nghe.

Cha mẹ cần khuyến khích trẻ tập trung vào bạn, vào đồ vật nào đó mà bạn muốn nói đến. Nên nói đến những vật có trước mặt, hay những điều đang xảy ra. Không ép trẻ phải nói nhưng nhớ đưa ra lời khen khi trẻ tập nói. Chú ý lắng nghe, cho con bạn có thời gian để thực hiện những lời trẻ sắp nói. Thường xuyên đưa ra lời động viên như: “Con nói giỏi lắm”, giúp trẻ mạnh dạn tập nói.

Nên dạy cho trẻ những từ đơn giản, dễ hiểu.

Tốt nhất là dạy trẻ nói dựa theo những tình huống xảy ra hàng ngày; Tạo nhiều tình huống khác nhau khi nói về một từ nào đó. Tập cho con bạn biết nghe các âm thanh khác nhau hay tập cho con giao tiếp qua những hình ảnh hay điệu bộ cũng là cách giúp cho trẻ tập nói tốt.

Không nên cho trẻ xem ti vi quá nhiều.

Cha mẹ cần kiểm soát thời gian và chương trình ti vi. Cha mẹ nên cùng xem với trẻ các chương trình như phim hoạt hình, ca nhạc; Cùng bình luận về các tình tiết, nhân vật, hội thoại trong phim để giúp trẻ xây dựng phản xạ ngôn ngữ.

Với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn tâm lý và nghiên cứu chuyên sâu, chúng tôi tự hào là Trung tâm tư vấn và trị liệu đứng đầu về uy tín, chất lượng tại Hà Nội. Khi con bạn gặp bất cứ khó khăn nào về tâm lý, vui lòng liên hệ:

Công ty CP Phát triển Giáo dục Tâm lý Á Châu

Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng Khoa học tâm lý-giáo dục Á Châu

Số 12B-TT10, ngõ 24 đường Nguyễn Khuyến – Văn Quán – Hà Đông – Hà Nội

Hotline: 091 298 67 93      Website:tamlyachau.vn  Mail: tamlyachau@gmail.com

Nguồn: tamlyachau.vn

 

 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here