Làm thể nào để tăng khả năng chú ý ở trẻ?

Chắc hẳn trong mỗi chúng ta ai cũng có những lúc không tập trung chú ý. Đặc biệt là trẻ, đang trong độ tuổi lớn, tìm tòi và phát triển cái mới, có nhiều thứ xung quanh thu hút chúng thì việc tập trung chú ý lại càng khó hơn.

Hơn ai hết chúng ta hiểu tầm quan trọng của việc tăng khả năng chú ý cho trẻ. Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là làm thế nào để tăng khả năng tập trung chú ý của trẻ?

tang-kha-nang-chu-y-cho-tre
tang-kha-nang-chu-y-cho-tre

Trước tiên, các bạn hãy cùng nhau đọc câu chuyện sau:

Câu chuyện của chú nai đuôi trắng

“Vào một sớm bình minh, có một chú nai nhỏ thong thả gặm cỏ dưới bóng râm của những tầng cây cao. Chú vừa thưởng thức những mầm non cỏ xanh, nhưng đôi tai vẫn luôn không quên nhiệm vụ lắng nghe phía bên kia đầu rừng có động tĩnh của sự nguy hiểm nào hay không? Bên cạnh đó chú cũng không quên dùng cái mũi nhỏ xinh của mình để ngửi mùi gió và luôn không đi qua xa khỏi sự che chở an toàn của cánh rừng.

Về phía cánh rừng, trong bóng tối thăm thẳm, một đôi nai đang đứng bất động. Chỉ có cái đuôi vẫy nhè nhẹ và cái tai rung rung là dấu hiệu duy nhất cho thấy chúng là những sinh vật sống. Thình lình có tiếng cành cây gẫy. Tiếng động thu hút sự chú ý của nai bố. Đôi tai nó xoay tròn. Mắt và mũi nó cũng đảo theo, nó ngửi mùi gió, hai tai vươn dài ra trước, chăm chú lắng nghe. Ngay lập tức, nai mẹ gọi nai con quay về.

Chú nai con không chút trậm trễ, phóng về cánh rừng. Đứng lại bên bố mẹ và còn kịp trông thấy con beo gấm thấp thoáng giữa lùm cỏ rậm. Con beo đã chờ đợi để vồ chú nai con, nhưng sự cảnh giác của nai bố đã cứu thoát cả gia đình.

chu-nai-duoi-trang
chu-nai-duoi-trang

Đối với loài nai đuôi trắng, khả năng chú ý chính là vấn đề sống còn. Ta thấy, nếu bố mẹ và nai con không chú ý, tập trung quan sát thì liệu nai con còn có thể quay trở về với bố mẹ của mình không?

Chú nai con cũng giống như những đứa con của mình, nếu chúng không tập trung chú ý thì nguy hiểm có thể rình rập chúng bất kỳ lúc nào. Có thể nói tăng KHẢ NĂNG CHÚ Ý là yếu tố vô cùng quan trọng cho các con.”

Vậy để tăng khả năng chú ý cho trẻ cần:

Rèn luyện cho con cách:

  • Nhìn thẳng vào mắt người đối diện khi nói chuyện.
  • Luôn để mắt hướng tới phía trước
  • Kiềm chế con ngáp, ho hoặc khịt mũi khi nói chuyện với người đối diện.
  • Dạy con cách đặt câu hỏi khi con chưa hiểu người khác nói gì.
  • Dạy con cách đứng ngồi ngay ngắn.
  • Khi con có hành động lôi kéo sự chú ý về mình, cần nhắc nhở con giữ im lặng.
  • Rèn cho con cách không để mắt, tai, tay, chân và miệng bị cựa quậy để chú ý lắng nghe người khác nói.
nhin-thang-vao-nguoi-doi-dien
nhin-thang-vao-nguoi-doi-dien

 Bố/mẹ động viên con bằng cách:

  • Khích lệ các tính cách tốt và sự cố gắng của con.
  • Dành lời khen tặng cho con khi con làm được việc gì đó.
  • Dùng các cử chỉ để động viên con như: Đặt tay lên vai, ôm con, nắm tay con,…
  • Có những phần quà nhỏ khi con làm tốt việc nào đó
  • Sử dụng những khen tặng không lời: mỉm cười, giơ ngón tay lên.

Các trò chơi giúp bé tăng khả năng chú ý:

be-ghep-duong-ray-tau-hoa
be-ghep-duong-ray-tau-hoa
  • Chơi ghi nhớ với các lá bài. Hãy bắt đầu với 10 lá bài, sau đó tăng dần lên thành 12, 14, 16 lá bài…
  • Ghép đường ray tàu hỏa. Trẻ sẽ phát triển được năng lực tập trung khi cố gắng ghép các đường ray một cách chính xác.
  • Chơi ghép hình. Bắt đầu bằng 24 mảnh ghép, sau đó nâng lên 48 mảnh ghép và nhiều hơn.
  • Xâu các chuỗi hạt. Bắt đầu bằng một số hạt có màu sắc khác nhau, sau đó tạo ra quy luật cho các hạt. Ví dụ như xâu các màu đỏ, vàng, xanh, tím theo thứ tự, yêu cầu bé lặp lại 5 đến 6 lần.

Một số hoạt động khác

  • Nghe radio hoặc những quyển sách dạng nói. Những hoạt động này sẽ đòi hỏi sự tập trung cao độ hơn rất nhiều so với việc xem tivi. Trên tivi, hình ảnh và âm thanh thường được thay đổi cứ 5 đến 10 giây một lần để giữ sự hấp dẫn cho khán giả.
  • Chơi phân loại. Hãy mua những chiếc hộp bao gồm 100 chiếc cúc áo với nhiều loại cúc khác nhau. Để bé phân loại và sắp xếp những chiếc cúc giống nhau vào cùng một nhóm. Có thể là theo màu sắc, kích thước của cúc.
  • Học các bài hát hoặc thơ thiếu nhi cùng với con. Bạn có thể đọc từng dòng và bé sẽ nhắc lại. Làm lần lượt cho đến khi bé học thuộc cả bài.
  • Đọc to cho bé nghe. Được nghe bố mẹ đọc với thời lượng tăng dần sẽ là cách rất tuyệt để giúp bé phát triển khả năng tập trung.

Việc rèn luyện khả năng chú ý là việc rất quan trọng, đặc biệt với nhóm trẻ em thì việc rèn luyện khả năng chú ý chính là rèn luyện nhân cách cho trẻ – đây là một việc thiết thực và ý nghĩa.

Với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn tâm lý và nghiên cứu chuyên sâu, chúng tôi tự hào là Trung tâm tư vấn và trị liệu đứng đầu về uy tín, chất lượng tại Hà Nội. Khi con bạn gặp bất cứ khó khăn nào về tâm lý, vui lòng liên hệ:
Công ty CP Phát triển Giáo dục Tâm lý Á Châu
Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng Khoa học tâm lý-giáo dục Á Châu
Số 12B-TT10, ngõ 24 đường Nguyễn Khuyến – Văn Quán – Hà Đông – Hà Nội
Hotline: 091 298 67 93      Website:tamlyachau.vn  Mail: tamlyachau@gmail.com
Nguồn:tamlyachau.vn

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here