Nếu như đã đến tuổi nhưng trẻ vẫn ít nói, gặp khó khăn khi nói chuyện, bố mẹ có thể áp dụng những hoạt động trị liệu sau đây. Đó là 12 cách dạy trẻ chậm nói được thực hiện rất đơn giản và được các chuyên gia khuyến khích tự thực hiện tại nhà.
1. Sử dụng các âm thanh đơn giản
Với trẻ sơ sinh mới bắt đầu tập nói, bạn nên sử dụng các âm thanh đơn giản như: ba, a, ma, me,…
Sau đó trẻ sẽ dần bắt chước và nói lại theo bạn. Khi dạy trẻ nói như vậy, nếu trẻ nói thành công, bạn hãy vỗ tay khen ngợi, còn không thì nhắc lại lần nữa thật rõ ràng.
2. Nói chậm để bé dễ hiểu
Trẻ mới biết đi có thể hiểu được một điều bạn đang nói, do đó khi bạn nói chuyện với bé, bạn nên cố gắng nói thật chậm và rõ ràng từng từ một.
Sau đó yêu cầu trẻ nhắc lại các từ, bố mẹ hãy cố gắng kiên nhẫn bởi chắc chắn rằng trẻ sẽ nói sai rất nhiều lần.
3. Chơi với trẻ nhiều hơn
Tivi, điện thoại không thể giúp trẻ nói chuyện mà chỉ có thể là chính bạn mà thôi. Hãy dành nhiều thời gian để vui chơi cùng với trẻ. Đặc biệt là khi con của bạn thuộc nhóm trẻ chậm nói.
Chỉ là những hoạt động vui chơi bình thường như : cùng ca hát, nhảy múa, xếp hình,…nhưng cũng đủ để trẻ phát triển toàn diện các kỹ năng và trí tuệ. Trong quá trình vui chơi, đừng quên giao tiếp với các bé bằng nhiều cách. Ví dụ : hỏi đáp, khen ngợi, mỉm cười, vv…Đây là cách dạy trẻ chậm nói mang tính cơ bản nhất, bố mẹ nên áp dụng.
4. Nói với trẻ những gì bạn đang làm
Trong các hoạt động thường ngày bạn đang làm với trẻ, chẳng hạn như : ăn cơm, bú sữa, tắm rửa, vệ sinh, ca hát,… Bạn hãy nói ra việc bạn đang làm bằng những từ ngữ ngắn gọn và súc tích. Lặp lại như vậy hàng ngày, bạn chắc chắn sẽ ngạc nhiên và bất ngờ. Số lượng từ ngữ mà trẻ học được và sẽ nói ra vào một ngày nào đó.
5. Đọc sách cho trẻ
Sử dụng những cuốn truyện, cuốn sách với nhiều hình ảnh màu sắc tươi sáng là một những cách dạy tốt nhất cho trẻ chậm nói. Bất kỳ em bé nào cũng rất thích ngắm nhìn vào những cuốn sách và được bố mẹ đọc nghe kể về chúng.
Hoạt động này cũng sẽ tạo một thói quen tốt sau này và một tình yêu cả đời với những cuốn sách.
6. Giới thiệu màu sắc và hình dạng
Sử dụng các khối đồ chơi hình dạng cơ bản : chữ nhật, vuông, tròn, tam giác,…và đi kèm với nó là màu sắc : xanh, đỏ, vàng,…là một cách dạy trẻ chậm nói vô cùng hiệu quả.
Bố mẹ chỉ cần chỉ vào các đồ chơi đó và nói tên của chúng, hình dạng và màu sắc ra sao. Sau đó, gợi ý trẻ nhắc lại. Quá trình này không chỉ giúp trẻ học cách nói mà giúp phân biệt màu sắc và hình dạng các vật.
7. Kết hợp các cử chỉ tay
Sử dụng động tác tay khi giao tiếp cũng là một cách tốt để giúp phát triển ngôn ngữ của trẻ (ngôn ngữ nói và phi ngôn ngữ) chậm nói.
Chẳng hạn như : khi tạm biệt thì vẫy tay, khi nhận đồ từ người lớn thì dùng 2 tay để nhận,…Tất cả các cử chỉ tay này sẽ giúp trẻ kết hợp từ với ý nghĩa của chúng, đồng thời bao gồm cả các kỹ năng xã hội.
8. Hát có vần điệu
Hãy dạy trẻ các bài hát trẻ con đơn giản và dễ nhớ. Nhịp điệu, giai điệu vui tươi của bài hát sẽ giúp trẻ dễ học từ hơn và cảm thấy vui vẻ hơn khi học tập. Đây là một cách dạy trẻ chậm nói khá hiệu quả và thực hiện vô cùng dễ dàng.
9. Giới thiệu các từ ngữ mới
Liên tục bổ sung thêm các từ ngữ mới để tăng vốn từ vựng cho các bé. Ví dụ như, “búp bê” chuyển thành “búp bê lớn hoặc búp bê đáng yêu”. Điều này cũng sẽ giúp trẻ học cách liên hết các từ với nhau.
10. Khuyến khích giao tiếp bằng mắt
Khi bạn và con nói chuyện với nhau, hãy cố gắng nhìn trực diện bằng mắt. Hành động này khuyến khích phát triển sự tự tin khi giao tiếp ở trẻ. Khi tự tin hơn, trẻ cũng sẽ nói nhiều hơn. Cách dạy trẻ chậm nói này khá hiệu quả. Lưu ý, không nhìn với đôi mắt quá mạnh mẽ, điều này có thể khiến trẻ sợ hãi.
11. Dạy một số kỹ năng giao tiếp cơ bản
Các kỹ năng giao tiếp cơ bản nhất bố mẹ nên dạy các con đó là : dạy cách chào hỏi, cách cảm ơn, cách xin lỗi. Điều này chỉ được thực hiện với những tình huống cụ thể. Nó sẽ giúp con phát triển ngôn ngữ và nhân cách nói chung.
12. Khuyến khích trẻ đọc sách và kéo dài cuộc trò chuyện
Nếu con của bạn đã được 5-6 tuổi, trẻ gần như đã biết cách nhận mặt chữ, đọc sách và nói các câu dài đúng ngữ pháp.
Hãy tiếp tục tạo điều kiện để trẻ đọc sách nhiều hơn, mỗi khi trẻ rảnh rỗi. Lưu ý, với trẻ chậm nói, không nên ép trẻ đọc nếu trẻ không thực sự thích đọc sách. Cố gắng chọn những cuốn có hình vẽ, màu sắc bắt mắt, ít chữ, chữ to và có nội dung đơn giản.
Bên cạnh đó, bạn cũng hãy cố gắng dành thời gian để trò chuyện với các con, 2 bên đối đáp qua lại và trò chuyện với nhau lâu hơn. Điều này vừa giúp kích thích phát triển ngôn ngữ vừa bồi dưỡng tình cảm, mối quan hệ.
Với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn tâm lý và nghiên cứu chuyên sâu, chúng tôi tự hào là Trung tâm tư vấn và trị liệu đứng đầu về uy tín, chất lượng tại Hà Nội. Khi trẻ gặp bất cứ khó khăn nào về tâm lý và phát triển ngôn ngữ vui lòng liên hệ:
Công ty CP Phát triển Giáo dục Tâm lý Á Châu
Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng Khoa học tâm lý-giáo dục Á Châu
Số 12B-TT10, ngõ 24 đường Nguyễn Khuyến – Văn Quán – Hà Đông – Hà Nội
Hotline: 091 298 67 93 Website:tamlyachau.vn Mail: tamlyachau@gmail.com
Nguồn:tamlyachau.vn