Tăng động giảm chú ý – Nguyên nhân và giải pháp

Tăng động giảm chú ý là một chứng bệnh khá phổ biến ở trẻ nhỏ trong độ tuổi từ 3 đến 11. Cho đến nay người ta vẫn chưa xác định rõ ràng được nguyên nhân. Có thể xếp các nguyên nhân được tìm thấy hiện nay vào 3 nhóm nguyên nhân chính:

Nguyên nhân thực thể:

Tiếp xúc với một số độc chất trong thời kỳ mang thai. Sử dụng thuốc lá, rượu, ma túy,… làm giảm sản xuất dopamine ở trẻ em hoặc các độc chất trong môi trường như dioxine, hydrocarbure benzen…cũng làm tăng nguy cơ trẻ sinh ra bị tăng động, kém tập trung, chậm nói.

Tai biến lúc sanh. Sinh non, thiếu oxi lúc sanh ( bị ngạt) làm ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của trẻ.

Do di truyền. Đa số những trẻ em mắc chứng tăng động giảm chú ý thì trong gia đình của chúng có ít nhất một thành viên mắc chứng này. Hơn nữa, 1/3 số người đàn ông bị chứng tăng động giảm chú ý khi còn nhỏ, thì con họ sau này cũng mắc phải chứng này.

Nguyên nhân tâm lý: Lo lắng, rối loạn tâm thần, bị cưỡng bức, lạm dụng tình dục, gặp khó khăn trong học tập, lục đục trong gia đình,…

Các nguyên nhân khác: như chấn thương đầu, nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương, trẻ ngủ hay ngáy, hoặc có rối loạn giấc ngủ (ngủ nhiều quá hoặc khó ngủ)…

Trẻ bị tăng động giảm chú ý

Khi trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý, cha mẹ cần kết hợp cùng nhà trường để có thể giúp trẻ hoàn thành tốt việc học tập của mình.

Giải pháp giúp trẻ tại lớp học:

Chọn chỗ ngồi khôn ngoan. Chọn vị trí cho trẻ gần với giáo viên và cách xa cửa ra vào hay cửa sổ sẽ giúp giảm thiểu tiếng ồn tiềm ẩn, từ đó giúp khả năng tập trung tốt nhất.

Tạo cho trẻ sự thú vị trong việc học. Cố gắng giữ cho thời gian học ngắn lại. Tạo ra điều mới lạ trong bài học, thay đổi nhịp từ một bài học kế tiếp.

Kết hợp giữa bài học với các giác quan. Kết hợp học bài với thị giác, thính giác, hay sự vận động nhẹ và cho phép trẻ cơ hội làm việc nhóm với các bạn trong lớp.

Động viên khuyến khích trẻ. Thay vì la mắng và đòi hỏi ở trẻ sự hoàn thiện  hãy chuyển sang hướng động viên để khuyến khích trẻ. Không nên đòi hỏi quá nhiều và kỳ vọng vào trẻ.

Giải pháp giúp trẻ tại nhà:

Thiết lập một thói quen làm bài tập hàng ngày cho trẻ. Cần chú ý thời gian nghỉ ngơi giữa trường học và bài tập về nhà. Giúp con trẻ học ở những nơi yên tĩnh, tránh tiếng ồn, phiền nhiễu đến trẻ.

Học cùng trẻ để con bạn có sự trợ giúp trong học tập cũng như giúp trẻ tập trung hơn. Tuy nhiên cũng cần để con bạn có sự tự do và không cảm thấy bị kiểm soát.

Thời gian nghỉ ngắn. Nghỉ ngơi giữa những lúc làm bài tập. Nên phân những bài tập lớn thành những bài tập nhỏ cho trẻ không cảm thấy rối trí với vấn đề lớn.

Dạy trẻ một cách rõ ràng, hướng dẫn ngắn gọn. Điều này giúp trẻ có thể từ từ tiếp thu, không tạo cảm giác áp lực cho trẻ.

Kiên nhẫn với trẻ. Dù trẻ không làm được nhưng hãy kiên nhẫn, hướng dẫn trẻ làm. Tránh trường hợp làm thay cho trẻ, hãy để trẻ chủ động, chịu trách nhiệm với công việc của chính mình

Với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn tâm lý và nghiên cứu chuyên sâu, chúng tôi tự hào là Trung tâm tư vấn và trị liệu đứng đầu về uy tín, chất lượng tại Hà Nội. Khi con bạn gặp bất cứ khó khăn nào về tâm lý, vui lòng liên hệ:

Công ty CP Phát triển Giáo dục Tâm lý Á Châu

Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng Khoa học tâm lý-giáo dục Á Châu

Số 12B-TT10, ngõ 24 Nguyễn Khuyến – Văn Quán – Hà Đông- Hà Nội

Hotline: 091 298 67 93 Website:tamlyachau.vn

Mail: tamlyachau@gmail.com

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here