Tư thế ngồi chữ W – nên hay không nên?

Trẻ nhỏ thường có thói quen khi ngồi xem tivi hoặc chơi đùa, hai chân gập thành chữ W, kiểu ngồi này đem lại cho trẻ cảm giác thoải mái. Do đó nhiều cha mẹ thường không nhắc nhở khi thấy con ngồi như vậy. Sự thật tư thế ngồi W có ảnh hưởng gì đến sức khỏe cũng như sự phát triển sau này của trẻ hay không? Nên hay không nên sửa cho trẻ tư thế ngồi này?

Tư thế ngồi chữ W là gì?

Tư thế ngồi là một trong những điều ảnh hưởng đến xương sống cũng như sự phát triển sau này của trẻ. Chúng ta rất dễ bắt gặp trẻ ngồi tư thế chữ W. Ngồi theo kiểu chữ W là kiểu ngồi bệt xuống sàn với hai chân hướng về hai hướng khác nhau, đầu gối gập và hai bàn chân hướng ra ngoài.

Kiểu ngồi này tạo được thế khá vững, thăng bằng, giúp trẻ có thể dễ dàng quay qua quay lại lấy đồ chơi mà không ngã. Chính vì vậy, hầu hết trẻ đều rất thích ngồi tư thế này. Nếu trẻ duy trì cách ngồi này thường xuyên sẽ dẫn đến những tác hại nhất định.

tu-the-ngoi-chu-w
tu-the-ngoi-chu-w

Tư thế ngồi chữ W ảnh hưởng như thế nào?

Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy khi ngồi dáng chữ W thì lực sẽ dồn lên 4 vị trí là cơ hông, gân khoeo, khớp gối và dây chằng gót. Khi trẻ ngồi quen tư thế này sẽ ảnh hưởng đến kỹ năng vận động, khả năng kết hợp các hoạt động khác của tay cũng bị hạn chế. Cụ thể:

Ảnh hưởng tới việc giữ thăng bằng ở trẻ

Kiểu ngồi chữ W khiến trẻ không biết cách giữ thăng bằng khi phải chuyển sang tư thế khác. Theo thời gian, chân trẻ sẽ bị cong, dáng đi chân vòng kiềng. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần lưu ý, nhắc nhở trẻ khi thấy trẻ có thói quen ngồi này.

anh-huong-cua-tu-the-ngoi-W
anh-huong-cua-tu-the-ngoi-W

– Ngồi ở tư thế chữ W còn làm tăng nguy cơ khiến cơ bắp ở hông và chân của trẻ trở nên ngắn và co rút. Điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng phối hợp, cân bằng và phát triển kĩ năng vận động của trẻ. Không những vậy còn làm tăng nguy cơ trật khớp hông vì nó dồn quá nhiều áp lực cho cơ chân, hông và khớp gối. – đặc biệt là những trẻ xương yếu (mà có thể không được chẩn đoán chính xác khi khám bệnh bình thường).

– Khi ngồi ở tư thế chữ W, trẻ em không thể thoải mái xoay phần thân trên của bé.

Khó khăn thực hiện hoạt động khi tư thế ngồi chữ W

– Ngồi ở tư thế chữ W làm cho trẻ khó khăn khi thực hiện các hoạt động cần sử dụng cả hai tay, hoặc linh hoạt đổi vị trí với tay từ bên này qua bên khác. Lâu dần, điều này sẽ ảnh hưởng đén kĩ năng viết và sử dụng tay sau này.

– Khả năng thay đổi trọng lượng từ một bên của cơ thể sang bên kia bị ảnh hưởng, dẫn đến những tác động xấu khi trẻ đứng, chạy, nhảy.

Giảm sự tập trung chú ý

– Khi ngồi trên lớp học, trẻ sẽ bị giảm chú ý khi cố gắng phải ngồi thẳng, ngồi ngay ngắn trên bàn học.

Do vậy cha mẹ cần hết sức lưu ý khi trẻ ngồi ở tư thế này. Nên điều chỉnh cho trẻ khi thấy trẻ ngồi ở tư thế không đúng.

Giúp trẻ ngồi tư thế đúng

Nhắc nhở trẻ ngồi tư thế đúng

Nhiều trẻ sau khi được cha mẹ nhắc nhở sẽ chuyển sang ngồi tư thế khác, tuy nhiên nếu như cha mẹ không để ý trẻ vẫn sẽ theo thói quen ngồi chữ W. Vì vậy, cha mẹ cần chủ động dạy con ngồi các tư thế đúng ngay từ đầu. Một số tư thế ngồi như ngồi khoanh chân, ngồi duỗi thẳng 2 chân, ngồi xổm sẽ giúp trẻ cảm thấy thoái mái.

Điều chỉnh tư thế ngồi cho trẻ

Cha mẹ cũng có thể cho trẻ ngồi lên đệm, kê bàn cho trẻ học hoặc khi chơi đồ chơi. Những cách ngồi này trẻ sẽ không bị ảnh hưởng đến cơ xương hay cột sống. Khi thấy con có thói quen ngồi tư thế W, cha mẹ hãy nhẹ nhàng nhắc nhở để trẻ thay đổi, tránh trường hợp cáu gắt hay không quan tâm đến cách ngồi của trẻ.

giup-tre-ngoi-tu-the-dung
giup-tre-ngoi-tu-the-dung

Tư thế ngồi đúng khi học bài

Đặc biết cha mẹ nhất thiết phải dạy trẻ biết ngồi đúng khi học bài. Chiều cao bàn, ghế cần phù hợp với chiều cao trẻ. Ví dụ: nếu như trẻ ngồi vẽ lâu ở bàn cao quá thì nó phải nâng vai mới đặt được tay lên bàn. Nếu như bàn lại thấp thì trẻ buộc phải co gập trên bàn, vai đầu gập về phía trước và dẫn tới gù lưng. Do vậy, phải điều chỉnh sao cho khoảng cách giữa chiều cao bàn và mặt ghế ngồi không thấp hơn 22cm và không cao hơn 27cm.

Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên khuyến khích con tham gia các hoạt động ngoài trời, giúp trẻ được giải phóng năng lượng, chạy nhảy nhiều giúp trẻ phát triển thể chất cũng như khả năng vận động.

Nếu thấy trẻ có bất kỳ biểu hiện lạ về dáng đi hay chân khập khễnh, hãy đưa trẻ đến bác sĩ để khám và can thiệp một cách sớm nhất.

Với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn tâm lý và nghiên cứu chuyên sâu. Chúng tôi tự hào là Trung tâm tư vấn và trị liệu đứng đầu về uy tín, chất lượng tại Hà Nội. Bất cứ khi nào con bạn cần giúp đỡ, vui lòng liên hệ:

Công ty CP Phát triển Giáo dục Tâm lý Á Châu

Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng Khoa học tâm lý-giáo dục Á Châu

Số 12B-TT10, ngõ 24 đường Nguyễn Khuyến – Văn Quán – Hà Đông – Hà Nội

Hotline: 0912 986 793

Website:tamlyachau.vn

Mail: tamlyachau@gmail.com

 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here