Kỹ năng sống cho con ngày càng được nhiều bậc phụ huynh quan tâm, tuy nhiên, không
phải ai cũng hiểu được tầm quan trọng của những kỹ năng này. Ở lứa tuổi măng non
vấn đề phát triển kỹ năng sống vô cùng cần thiết. Vậy những năm tháng đầu đời, cần chú
trọng kỹ năng gì?
Hình thành kỹ năng sống cho trẻ không phải ép buộc
Nhiều người vẫn bị nhầm lẫn giữ kỹ năng và hành động nên trong việc dạy con có được những hành động theo yêu cầu của người lớn thì cho rằng bé đã có kỹ năng, điều này chưa hoàn toàn đúng.
Việc dạy kỹ năng sống cho trẻ không phải là ép con làm và không làm những điều người lớn muốn mà quan trọng hơn là dạy con ý thức được những gì cần làm và thực hiện đúng cách. Như vậy, các kỹ năng sống này sẽ hình thành theo con suốt cuộc đời.
Làm thế nào để hành động trở thành ý thức cho trẻ?
Nhiều người thường bực mình khi hàng ngày dạy con cách chào hỏi người lớn nhưng khi ra
ngoài con lại không tự giác mà phải đợi bố mẹ nhắc. Như vậy, trẻ chưa hình thành được ý thức trong việc chào hỏi.
Việc dạy cho trẻ cách nói lời cảm ơn, xin lỗi, việc la hét khi gặp nguy hiểm hay việc nhặt rác cho vào thùng rác… tuy không khó nhưng cũng không hề đơn giản.
Nếu người lớn luôn tìm cách áp đặt trẻ phải làm thế này hay phải làm thế kia thì như vậy cách dạy kỹ năng sống biến hành động trở thành ý thức sẽ ngày càng không như mong muốn. Bố mẹ và những người thân trong nhà hãy dạy kỹ năng sống cho trẻ bằng cách gương mẫu để con làm theo.
Ví dụ, khi gặp người lớn, bố mẹ chào hỏi và dặn con hãy chào hỏi người lớn tuổi, khi con đưa bố mẹ vật gì đó hãy nói lời cảm ơn và chủ động nói lời xin lỗi khi mắc sai không chỉ đối với con mà đối với tất cả mọi người, như vậy gia đình bạn cũng hình thành lối sống văn minh. Hoặc thay vì nhắc nhở con phải vứt rác vào thùng rác, nếu con quên mẹ cha hãy dùng hành động. Nếu người lớn, chủ động thấy rác bị ai đó vứt bỏ trên đường có thể chủ động nhặt bỏ vào thùng, như vậy con sẽ coi đây là việc phải làm của mỗi người.
Kỹ năng sống cần thiết cho trẻ là những kỹ năng gì?
Trong cuộc sống hàng ngày trẻ cần được học các kỹ năng tự phục vụ bản thân như đánh răng, rửa mặt, vệ sinh… Ngoài ra, trẻ cần được trang bị cho bản thân những kỹ năng nhận biết được các nguy hiểm xung quanh mình như những nguy hiểm từ lửa, điện, nước, người lạ… từ đó trẻ biết ứng phó với những tình huống có thể xảy ra. Các kỹ năng về giao tiếp xã hội cũng rất cần thiết với trẻ mầm non như những kỹ năng chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi…và các tình huống trong giao tiếp.