Trẻ tự kỷ: Khó khăn về giao tiếp và ngôn ngữ

Mỗi đứa trẻ được sinh ra và lớn lên với tình yêu thương của ba mẹ. Chúng được dìu dắt, nâng niu, dạy bảo để trưởng thành, và đó là cả một quá trình rất dài. Trên hành trình ấy ắt hẳn những đứa trẻ sẻ gặp vô vàn những khó khăn.Trong đó khó khăn về giao tiếp và ngôn ngữ là hai khó khăn thường gặp nhất ở trẻ tự kỷ.

1. Khó khăn về giao tiếp

Giao tiếp được xem là một trong những kỹ năng quan trọng giúp con người tồn tại và phát triển. Để có thể giao tiếp, con người có thể sử dụng các cử động tay chân, ánh mắt, cử chỉ và lời nói….

Có thể nói rằng, giao tiếp là điều cần thiết để xây dựng, mở rộng mối quan hệ giữa con người. Tuy nhiên đối với trẻ tự kỷ, điều này thật sự rất khó khăn. Thực tế cho thấy, trẻ tự kỷ có hoặc không có lời nói đều gặp khó khăn trong giao tiếp với người khác.

tre-kho-khan-ve-giao-tiep
tre-kho-khan-ve-giao-tiep

Nhận biết khó khăn trong giao tiếp

Một điều dễ dàng nhận ra ở trẻ tự kỷ khi giao tiếp chính là không hiểu người khác nói. Không hiểu được mục đích giao tiếp của họ là gì. Đặc biệt, trẻ còn không có khả năng duy trì được giao tiếp. Có xu hướng sử dụng ngôn ngữ khác biệt trong tương tác. Vì vậy dẫn tới những hậu quả nặng nề. Trẻ có thể bị bỏ rơi, và khó khăn trong việc hòa nhập với môi trường xung quanh.

Khó khăn với trẻ chưa biết nói

Đối với những trẻ chưa biết nói, chúng còn gặp những khó khăn khác trong giao tiếp. khó tập trung và nhìn vào mặt người đối thoại trong khi giao tiếp. Không hiểu và khó sử dụng nét mặt cử chỉ tư thế cơ thể để giao tiếp, âm thanh và lời nói bất thường. Trẻ không biết yêu cầu hay phản đối hoặc thể hiện nhu cầu của bản thân.

Khó khăn với trẻ biết nói

Đối với những trẻ đã nói được thì trẻ học nói muộn hơn so với trẻ bình thường. Trẻ có thể mất khả năng nói được từ đơn hoặc cả câu khi đã biết nói. Trẻ phát ngôn không phù hợp với mục đích, hay nhại lại và nói vọng. Trẻ thường không hiểu các câu hỏi, ngôn ngữ thường đơn giản, hiếm có những khái niệm so sánh, tưởng tượng.

Nguyên nhân

Nhiều ba mẹ nghĩ rằng trẻ không giao tiếp được là do không có ngôn ngữ, không muốn trả lời, không tập trung hay không biết dùng từ …. Tuy nhiên, nguyên nhân chính dẫn tới việc trẻ tự kỷ gặp khó khăn về giao tiếp chính là sự thiếu hụt khả năng kết nối giữa các bộ phận trong não.

Giải pháp

Điều này làm cho não bộ trẻ tự kỷ xử lý thông tin chậm chạp, không hiệu quả đồng thời kèm theo đó là trạng thái tâm lý bị ức chế hay hoang mang ở trẻ. Cho nên, việc can thiệp giao tiếp ở trẻ tự kỷ không thể thiếu sự tác động đến não bộ của con.

2. Khó khăn về ngôn ngữ

Song song với những khó khăn về giao tiếp trẻ còn gặp những khó khăn về ngôn ngữ. Trẻ bình thường trải qua các giai đoạn phát triển ngôn ngữ khác nhau trong những năm đầu đời. Tuy nhiên đối với trẻ tự kỷ thì ngôn ngữ dường như phát triển rất chậm. Nhiều trẻ tự kỷ ít bập bẹ trong năm đầu tiên. Nhiều trẻ gần như câm nín cho đến 5 tuổi. Có khoảng  65%:35% trẻ tự kỷ có nguy cơ sẽ bị câm nín suốt đời.

kho-khan-ve-ngon-ngu
kho-khan-ve-ngon-ngu

Nhận biết khó khăn về ngôn ngữ

Chúng ta có thể thấy ở một số trẻ vẫn có sự phát triển về lời nói. Nhưng cách phát âm và  biểu đạt ngôn ngữ lại có những dấu hiệu bất thường. Trẻ có thể có những câu nói vô nghĩa, thường nhại lại lời người khác rất chính xác. Nhưng dường như bản thân trẻ cũng không hiểu những lời nói mà mình phát âm ra. Hoặc trẻ có thể nói chuyện một mình, mà không quan tâm tới việc người khác đang nói gì.

Phát âm

Trong giai đoạn đầu của sự phát triển ngôn ngữ, trẻ gặp khó khăn về phát âm. Giọng nói có thể không rõ, đơn điệu, phẳng lặng, không thay đổi. Trẻ ít nhấn giọng và không có biểu cảm. Một số trẻ nói với mục đích “tự kích thích”, lời nói có tính chất lặp đi, lặp lại. Nội dung không liên quan đến những việc thực sự đang diễn ra xung quanh.

Diễn đạt nội dung

Đối lập với khả năng nhại lời chính xác. Những lời nói tự nhiên của trẻ tự kỷ lại có nội dung rất nghèo nàn, vốn từ ít ỏi. Bé có thể dùng kiểu nói như đang hát, kéo dài một số âm hoặc từ nào đó trong câu.

Câu nói thường được kết thúc kiểu câu hỏi (lên giọng ở cuối câu). Cấu trúc ngữ pháp bất thường, không thành thục. Điều này thường gặp trong lời nói tự nhiên của trẻ.

Trẻ tự kỷ có thể đặt tên riêng cho đồ vật theo cách của mình. Hoặc dùng những từ riêng mà người khác không thể hiểu được. Nhưng lại không biết sử dụng hoặc sử dụng không đúng các giới từ, liên từ và đại từ.

Sử dụng lời nói

Trẻ có khuynh hướng không sử dụng lời nói để giao tiếp. Thường nói rập khuôn, lặp đi lặp lại. Khó khăn trong việc dùng lời nói để diễn tả ý trừu tượng. Không biết nói về chuyện quá khứ, chuyện tương lai hoặc chuyện không xảy ra trước mắt.

Biệp pháp

Để can thiệp và điều trị về khả năng ngôn ngữ cho trẻ, hỗ trợ trẻ vượt qua được những khó khăn, cha mẹ cần lập ra một giáo trình cụ thể và tuân thủ theo giáo trình đó. Khi nói chuyện với trẻ, cha mẹ lưu ý dùng những từ đơn giản, nói chậm, âm phát ra phải rõ ràng, dễ hiểu.

Trẻ tự kỷ luôn đa dạng về tính cách cũng như cách biểu hiện hành vi. Đặc biệt những khó khăn của trẻ xuất phát từ rất nhiều yếu tố khác nhau trong. Điều quan trọng hơn cả là cha mẹ cần lắng nghe con, hiểu được những khó khăn mà con đang gặp phải. Từ đó có thể đưa ra những phương án can thiệp hỗ trợ cho con một cách phù hợp nhất. Đặc biệt với trẻ gặp khó khăn về giao tiếp và ngôn ngữ.

Với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn tâm lý và nghiên cứu chuyên sâu, chúng tôi tự hào là Trung tâm tư vấn và trị liệu đứng đầu về uy tín, chất lượng tại Hà Nội. Khi con bạn gặp bất cứ khó khăn nào về tâm lý, vui lòng liên hệ:

Công ty CP Phát triển Giáo dục Tâm lý Á Châu

Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng Khoa học tâm lý-giáo dục Á Châu

Số 12B-TT10, ngõ 24 đường Nguyễn Khuyến – Văn Quán – Hà Đông – Hà Nội

Hotline: 091 298 67 93      Website:tamlyachau.vn  Mail: tamlyachau@gmail.com

Nguồn: tamlyachau.vn

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here