Nguyên tắc rèn luyện tính kỷ luật cho trẻ 3-6 tuổi

Nuôi dạy con trẻ là cả một nghệ thuật. “Hiểu và dạy con làm sao để đưa chúng vào sự kỷ luật, ngoan ngoãn?”. Đó là câu hỏi mà các bậc cha mẹ luôn phải đau đầu đi tìm lời giải. Rèn luyện tính kỷ luật là một phần quan trọng trong dạy kỹ năng sống cho trẻ. Rèn luyện tính kỷ luật sẽ tạo cho trẻ thói quen tôn trọng nội quy, ngoan ngoãn, lễ phép hơn… Rèn luyện tính kỷ luật cho con không khéo sẽ có thể khiến trẻ cảm thấy căng thẳng, gò bó… Cha mẹ hãy cùng tham khảo một số lưu ý dưới đây để tìm cho mình một cách giáo dục con phù hợp.

ren-luyen-tinh-ky-luat-cho-tre
ren-luyen-tinh-ky-luat-cho-tre

1. Đặt ra giới hạn cho con và giữ vững sự kiên định của mình

Trẻ luôn luôn đặt ra những câu hỏi “tại sao”… chỉ khi tìm được lời giải trẻ mới dừng lại. Việc trẻ đập phá đồ, nghịch ngợm,… đôi khi chỉ là để thỏa mãn sự tò mò của trẻ. Chẳng hạn trẻ đánh em, trêu em khóc thay vì cha mẹ quát mắng con “con không được phép trêu em như vậy”, “mẹ cấm con không được trêu em nữa”, “bỏ ngay cái thói đấy đi…”… Cha mẹ thường rất hay phạm phải sai lầm này. Quát mắng trẻ quá lớn sẽ khiến chúng hoảng sợ hoặc càng kích thích hành động. Càng khiến cho việc rèn luyện tính kỷ luật khó khăn.

Thay vì quát mắng, cha mẹ nên giải thích cho con tại sao con không nên làm như vậy. Chẳng hạn như “con không nên nghịch đất như vậy, vì anh em trong nhà phải yêu thương nhau”… Để rèn luyện tính kỷ luật cho con, cha mẹ nên đặt ra những giới hạn cho con “anh em trong nhà không nên làm đau nhau”. Cha mẹ chỉ con cách làm sao để thể hiện sự yêu thương, chơi với em thì những trò chơi gì phù hợp,…

giai-thich-cho-con-hieu-van-de
giai-thich-cho-con-hieu-van-de

Nếu con vẫn có sự chống đối, cha mẹ nên đưa ra hình phạt để trẻ tự hối lỗi. Có thể cho trẻ úp mặt vào tường, hay không ai nói chuyện với trẻ,… Cha mẹ cần phải kiên định và thống nhất trong cách dạy con mới có thể rèn luyện được tính kỷ luật. Không nên vì thương con, xót con mà bỏ qua cho trẻ.

2. Ngăn chặn các yếu tố kích thích

Những cách cư xử sai lệch của trẻ có thể nguyên nhân xuất phát từ những kích thích bên ngoài. Biết được những yếu tố kích thích giúp bố mẹ đề phòng để rèn luyện tính kỷ luật cho trẻ.

Chẳng hạn, trẻ có thể đang chơi đồ chơi trong nhà. Nhưng thấy tiếng bạn bè ngoài cổng, trẻ có thể sẽ vứt đồ chơi và bỏ đi chơi cùng bạn luôn. Trẻ không chịu thu dọn đồ chơi, cũng không xin phép bố mẹ. Trong trường hợp này, bố mẹ nên đóng cửa kín để tránh tiếng bạn bè. Ngoài ra bố mẹ nên khóa cổng, để trẻ phải xin phép mới được đi chơi. Đồng thời, đặt ra yêu cầu cho trẻ cần dọn đồ chơi mới được phép đi ra ngoài. Dần dần, đưa trẻ vào khuôn phép và rèn luyện được tính kỷ luật cho trẻ.

3. Thể hiện sự nghiêm túc,quyền uy nhưng không độc đoán với con

Một bậc cha mẹ có quyền lực có những kỳ vọng và hình phạt rõ ràng nhưng vẫn yêu quý con mình. Những bậc cha mẹ này vẫn để dành chỗ cho sự linh hoạt và cùng thảo luận những vấn đề và cách giải quyết với con. Điều này sẽ thể khiến cho trẻ cảm thấy được yêu thương và hiểu rõ tầm quan trọng của những nguyên tắc nhất định. Từ đó con sẽ có thể rèn luyện được tính kỷ luật.

Cha-me-the-hien-su-quyen-uy-trong-ren-luyen-ky-luat-cho-con
Cha-me-the-hien-su-quyen-uy-trong-ren-luyen-ky-luat-cho-con

Cha mẹ cần tránh trở thành một bậc phụ huynh dễ dãi, để cho trẻ làm bất cứ điều gì trẻ muốn. Khi đó, cha mẹ đã nhầm lẫn sự yêu thương với nuông chiều. Điều này sẽ khiến trẻ không thể rèn luyện được tính kỷ luật, lúc nào cũng mong mọi thứ theo ý mình. Khi lớn lên, trẻ sẽ trở nên tự cao, ỷ lại,… nghĩ mình luôn đạt được những thứ mình muốn thì con không thể phải đối diện với thực tế khắc nghiệt của cuộc sống.

4. Tôn trọng con mình

Cha mẹ nên kiềm chế cảm xúc của mình không nên để con nóng giận chiếm mất lý trí. Quá nổi nóng, sử dụng những từ ngữ nặng nề sẽ khiến con bị tổn thương, hay càng bộc phát hành vi chống đối. Nếu cha mẹ muốn con tôn trọng quyền lực của mình cha mẹ cũng cần tôn trọng con, và khoa học trong cách rèn luyện tính kỷ luật cho trẻ.

Nếu cảm thấy cảm xúc,sự cáu giận lên cao, thay vì thể hiện qua lời nói, cha mẹ nên thể hiện bằng ánh mắt. Tránh các từ ngữ nặng nề “mày ngu quá”, “tệ hại”… Hãy trở thành một hình mẫu tốt. Hãy cư xử theo cách mà bố mẹ muốn con mình cư xử, nếu không bạn sẽ làm cho con cảm thấy khó hiểu vì những hành động xấu của bạn.

Với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn tâm lý và nghiên cứu chuyên sâu, chúng tôi tự hào là Trung tâm tư vấn và trị liệu đứng đầu về uy tín, chất lượng tại Hà Nội. Khi con bạn gặp bất cứ khó khăn nào về tâm lý, vui lòng liên hệ:

Công ty CP Phát triển Giáo dục Tâm lý Á Châu

Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng Khoa học tâm lý-giáo dục Á Châu

Số 12B-TT10, ngõ 24 đường Nguyễn Khuyến – Văn Quán – Hà Đông – Hà Nội

Hotline: 091 298 693

Website:tamlyachau.vn  Mail: tamlyachau@gmail.com

Nguồn: tamlyachau.vn

 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here