Yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ

Nói đến sự chăm sóc sức khỏe trẻ em, nhiều người quan niệm rằng chỉ cần chăm sóc trẻ từ khi chào đời. Đó là một quan niệm đúng nhưng chưa đủ. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ.

Việc bảo vệ và chăm sóc trẻ em cần được thực hiện ngay khi trẻ còn trong bụng mẹ. Và người mẹ là yếu tố rất quan trọng đảm bảo cho sự phát triển bình thường của thai nhi. Dưới đây là một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

1.Tình trạng sức khỏe của bà mẹ mang thai

Một bà mẹ mang thai bị bệnh suy tim, co bóp tim yếu. Lượng máu mà tim co bóp để điều hòa cho cơ thể người mẹ không đủ, sức khỏe giảm sút. Lượng máu cung cấp cho sự phát triển của thai nhi cũng bị thiếu.

Một nghiên cứu chỉ ra rằng lượng máu mà người mẹ cần cung cung cấp cho hồ huyết lên đến 600ml/p. Vì vậy đây cũng là một trong những yếu tố khiến thai nhi sinh ra dễ bị suy dinh dưỡng, thậm chí là chết non.

suc-khoe-cho-ba-me-mang-thai
suc-khoe-cho-ba-me-mang-thai

2. Những biến chứng sau điều trị bệnh của mẹ

Thai nhi nằm trong bụng mẹ có thể bị ảnh hưởng bởi những biến chứng sau bệnh của mẹ. Chẳng hạn người mẹ bị chứng hẹp vòi dẫn trứng sau khi điều trị viêm nhiễm phụ khoa. Khi trứng sau khi được thụ tinh có thể bị kẹt lại ở vòi, gây nên hiện tượng chửa ngoài dạ con. Nếu không được can thiệp sớm sẽ dẫn đến hiện tượng chửa ngoài dạ con.

3. Di truyền từ bố mẹ

Các bệnh lý, gen từ bố mẹ cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến thai nhi thông qua yếu tố di truyền học. Theo một nghiên cứu ở Pháp, bệnh lý thai có thể xuất hiện ngay sau khi thụ tinh. Nhờ quy luật chọn lọc tự nhiên nên các phôi xấu thường bị loại bỏ, chết đi, sẩy sớm. Nghiên cứu trên cũng chỉ ra rằng, trong 1000 trường hợp thụ tinh, tỉ lệ trẻ sinh ra mang khuyết tật 1%.

yeu-to-di-truyen-tu-bo-me
yeu-to-di-truyen-tu-bo-me

4. Chế độ dinh dưỡng của mẹ

Để đảm bảo sức khỏe bà mẹ và thai nhi cần có một chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý. Một thai phụ ăn uống thiếu dưỡng chất sẽ gây ảnh hưởng xấu cho cả mẹ và con.

Khi thiếu dinh dưỡng, mẹ sẽ bị gầy gò, sút cân, giảm sức đề kháng. Còn thai nhi sẽ chậm phát triển hay còn gọi là suy dinh dưỡng bào thai. Khi con được sinh ra sẽ khó nuôi, còi cọc, tỷ lệ tử vong cao.

che-do-dinh-duong-cho-ba-me-mang-thai
che-do-dinh-duong-cho-ba-me-mang-thai

Che-do-dinh-duong-cho-ba-me-mang-thai

5. Sức khỏe tinh thần của người mẹ

Bên cạnh những yếu tố nếu trên. Sức khỏe tinh thần bà mẹ mang thai cũng là yếu tố ảnh hưởng sự phát triển của thai nhi. Điều này được chứng minh qua tỷ lệ trẻ mắc các hội chứng chậm phát triển trí tuệ, tự kỷ bẩm sinh. Tỷ lệ này cao hơn ở trẻ có bố mẹ hay cãi vã so với những trẻ có bố mẹ yêu thương nhau.

6. Các yếu tố bên ngoài cơ thể mẹ

Thai nhi trong bụng mẹ có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài qua cơ thể mẹ. Các yếu tố gây hại bao gồm các sang chấn va đập tai nạn, trượt ngã, hay bị đánh đập. Các tia phóng xạ sẽ làm cho thai nhi mang những khuyết tật bẩm sinh về thể chất, tâm thần. Các tia X hay phóng xạ cũng gây tổn hại đến sự phát triển của thai nhi. Các chất độc hại, thuốc kháng sinh,… cũng sẽ là những yếu tố ảnh hưởng xấu đến thai nhi.

Với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn tâm lý và nghiên cứu chuyên sâu, chúng tôi tự hào là Trung tâm tư vấn và trị liệu đứng đầu về uy tín, chất lượng tại Hà Nội. Khi con bạn gặp bất cứ khó khăn nào về tâm lý, vui lòng liên hệ:

Công ty CP Phát triển Giáo dục Tâm lý Á Châu

Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng Khoa học tâm lý-giáo dục Á Châu

Số 12B-TT10, ngõ 24 đường Nguyễn Khuyến – Văn Quán – Hà Đông – Hà Nội

Hotline: 091 298 67 93      Website:tamlyachau.vn  Mail: tamlyachau@gmail.com

Nguồn: tamlyachau.vn

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here