Khóa học dành cho trẻ khó khăn ngôn ngữ

Để có thể giúp phụ huynh xác định được tình trạng của con mình, chúng tôi giới thiệu các dấu hiệu chẩn đoán dưới đây, tuy nhiên để xác định chính xác về các mức độ nên có sự thăm khám trực tiếp với các nhà chuyên môn có kinh nghiệm.

khóa học dành cho bé tại Á Châu
khóa học dành cho bé tại Á Châu

Cách đánh giá A (Thường xuyên)  B (Thỉnh thoảng) C (Rất ít khi)

  1. Quan hệ xã hội:

–  Không biết nhìn theo hướng chỉ tay của người lớn vào một vật, thường chỉ nhìn vào bàn tay của người chỉ.

–  Không chỉ tay của mình vào vật muốn lấy, mà nắm tay người khác kéo đến tận nơi.

– Không trả lời, không có phản ứng khi có người gọi tên mình.

– Thiếu những dấu hiệu đồng bộ.

–  Không biết bắt chước

Phải có ít nhất 3 dấu hiệu A và 2 dấu hiệu B

  1. Khả năng phát âm:

–  Chậm phát  âm: Không biết nói bi bô, líu lo

–  Không có khả năng bắt chước các tiếng kêu, lời nói của người lớn

–  Phát âm những tiếng kỳ lạ, không đúng với tình huống

–  Ngôn ngữ chậm trễ và hay lặp lại người lớn

– Trả lời không đúng câu hỏi, ngữ pháp lộn xộn, cụt lủn.

  1. Sở thích và hành vi:

–  Có những sở thích kỳ lạ, thích các món đồ bình thường: Bao giấy, đồng xu, sợi dây.

–  Quá nhạy cảm với môi trường xung quanh.

– Hay tự đánh mình khi khó chịu, căng thẳng và cũng hay tấn công người khác.

–  Có một số hành vi lặp đi, lặp lại  (thích sắp xếp các vật dụng theo thứ tự nhất định).

–  Khó hay không chấp nhận những sự thay đổi trong cuộc sống.

  1. Khả năng vận động , chơi đùa:

–  Không có khả năng chơi đùa với các bạn cùng trang lứa.

–  Không có khả năng tưởng tượng hay thích ứng trong các trò chơi sắm vai.

–  Thường chỉ chơi một mình.

–  Hay đi nhún nhảy, đi trên các đầu ngón chân.

–  Thường xuyên kích động, lăng xăng khó ở yên một chỗ.

  1. Các vấn đề cơ thể:

–  Thường thức rất khuya, khó ngủ, ngủ không yên giấc.

–  Ăn uống khó, chỉ thích ăn một vài món, ăn ít khi chịu nhai kỹ.

–  Không bộc lộ những cảm xúc vui, buồn một cách rõ ràng.

–  Thiếu sự phản ứng cần thiết trước những nguy cơ như cháy nổ, nước sôi. Không ý thức về sự nguy hiểm đến bản thân.

–  Rất ghét sự tiếp xúc, đụng chạm của người khác đến người của mình hoặc ngược lại, quá gắn bó, đeo bám.

  1. Các vấn đề về Cảm xúc:

–  Hay có những cơn giận dữ, kích động quá mức không kiềm chế được.

–  Không thích lộc lộ diễn tả những niềm vui hay sự bằng lòng.

–  Khi đứng trước gương, nhìn vào mình một cách thờ ơ hoặc tỏ ra quá quan tâm như vặn vẹo, ôm hôn.

–  Hay tỏ ra băn khoăn, bối rối, lo sợ.

–  Thiếu ý thức về thời gian.

Trẻ cần có ít nhất 2/3 các dấu hiệu trên và nhất là phải có các dấu hiệu cơ bản sau:

– Sống khép kín, không có quan hệ xã hội

– Dễ bùng nổ (vì sợ, giận, buồn)

– Ngôn ngữ thiếu vắng, chậm

– Lặp đi lặp lại trong hành vi và ngôn ngữ.

– Hành vi kỳ lạ như nhún nhảy, xoay tròn, đưa tay ve vẩy trước mặt.

Lưu ý: Các dấu hiệu này phải xuất hiện thường xuyên và kéo dài trong 3 tháng. Chúng ta có thể xác định được tình trạng tự kỷ, nhưng để đánh giá mức độ nặng hay nhẹ, cần theo dõi trực tiếp lâm sàng. Sau đó cần có sự kết hợp chặt chẽ với các chuyên gia để đưa ra một chương trình trị liệu cá nhân mang tính chuyên biệt cho từng trường hợp.Bên cạnh đó, trẻ còn có các dấu hiệu khác cần được chẩn đoán trực tiếp mới có thể nhận định chính xác vấn đề trẻ đang gặp phải.

chương trình can thiệp
chương trình can thiệp

 

CHƯƠNG TRÌNH CAN THIỆP

Sau khi có kết luận của chuyên gia trong các buổi thăm khám , trẻ có nguy cơ hay dấu hiệu tự kỷ (và các rối nhiễu tâm lý khác) ở mức độ nhẹ và trung bình sẽ được đề nghị một chương trình can thiệp.

Chương trình can thiệp tại Trung tâm Á Châu:

Các em sẽ tham gia một chương trình can thiệp mỗi tuần:

– 3 buổi (Thứ Hai, Tư, Sáu hay thứ Ba, Năm, Bảy) mỗi buổi 60 phút.

– 5 buổi (Thứ 2 đến thứ 6) mỗi buổi 60 phút

– Lớp học rèn kỹ năng sống : 01 buổi vào ngày Thứ 7 hàng tuần (mỗi buổi 60 phút)

Chương trình được tiến hành từ 1-3 tháng.

Trong các buổi can thiệp, các Giáo viên sẽ từng bước thăm dò, làm quen và tác động với trẻ, tập cho trẻ biết hợp tác và làm theo các hoạt động của giáo viên. Sau đó, chuyên gia sẽ đánh giá và soạn một chương trình can thiệp cá nhân cho trẻ. Các em sẽ dần thay đổi hành vi, nhận thức, có những dấu hiệu ổn định và điều quan trọng nhất là có được một kế hoạch can thiệp lâu dài, để sau khóa can thiệp các em sẽ được tiếp tục giáo dục, cải thiện tình trạng của mình một cách hiệu quả hơn tại gia đình trong một thời gian dài. Điều này sẽ tiết kiệm cho gia đình rất nhiều thời gian và chi phí phải bỏ ra một chương trình giáo dục chuyên biệt.

Chương trình can thiệp dựa trên các kỹ thuật có chọn lọc lấy ra từ các phương pháp Can thiệp giáo dục trẻ Tự kỷ (phương pháp ABA, Teach me to talk, Floor Time, Tâm vận động, TEACCH…..) cùng với những bài tập can thiệp sớm được các chuyên gia Tâm lý Trung tâm Á Châu tổng hợp và các kinh nghiệm lâm sàng phù hợp với thực tế ở Việt Nam.

Trên cơ sở các nguyên tắc và bài tập trong chương trình Can thiệp sớm – Chuyên gia sẽ hướng dẫn phụ huynh những kiến thức, kỹ năng để biết cách phối hợp với trung tâm trong việc tiến hành can thiệp lâu dài tại gia đình.

Khi cho trẻ đến can thiệp tại trung tâm, phụ huynh sẽ được hướng dẫn kinh nghiệm can thiệp thực tế tại gia đình.

chương trình đánh giá can thiệp
chương trình đánh giá can thiệp

Với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn tâm lý và nghiên cứu chuyên sâu, chúng tôi tự hào là Trung tâm tư vấn và trị liệu đứng đầu về uy tín, chất lượng tại Hà Nội. Khi con bạn gặp bất cứ khó khăn nào về tâm lý, vui lòng liên hệ:

Công ty CP Phát triển Giáo dục Tâm lý Á Châu

Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng Khoa học tâm lý-giáo dục Á Châu

Số 12B-TT10, ngõ 24- Nguyễn Khuyến – Văn Quán- Hà Đông- Hà Nội

Hotline: 091 298 67 93  Website: tamlyachau.vn  Mail: tamlyachau@gmail.com

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here